Tổng thống Mỹ muốn áp thuế nhập khẩu với các nước áp thuế dịch vụ số lên các hăng công nghệ lớn như Google, Facebook, Apple hay Amazon.
Ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump kư biên bản ghi nhớ yêu cầu Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ thực hiện lại cuộc điều tra về thuế dịch vụ số mà ông khởi xướng trong nhiệm kỳ đầu tiên. Mục đích là điều tra xem liệu các nước có dùng thuế này để "phân biệt đối xử với doanh nghiệp Mỹ" hay không.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Trump đă chỉ đạo giới chức cân nhắc các biện pháp đáp trả, như thuế nhập khẩu, "để đối phó lại thuế dịch vụ số, các khoản phạt và chính sách mà chính phủ nước ngoài áp lên doanh nghiệp Mỹ".
Từ lâu, thuế dịch vụ số mà các nước áp dụng với đại gia công nghệ Mỹ như Google, Facebook, Apple hay Amazon đă khiến Washington không hài ḷng. Anh, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Áo và Canada đều đă áp thuế lên doanh thu các hăng công nghệ đa quốc gia có hoạt động tại đây.
"Những ǵ họ làm với chúng ta là rất kinh khủng", ông Trump cho biết trước báo giới ngày 21/2.

Các hăng công nghệ lớn của Mỹ đang bị nhiều nước áp thuế dịch vụ số. Ảnh: Reuters
Reuters hôm qua cũng trích nguồn tin thân cận cho biết Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ phạt Google v́ vi phạm Đạo luật Thị trường Số. Theo đó, các đề xuất thay đổi trong việc hiển thị kết quả t́m kiếm của công ty này vẫn chưa giải quyết được lo ngại về độc quyền của đối thủ và quan chức EU.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ đă mở cuộc điều tra với một số nước, kết luận các quốc gia này phân biệt đối xử với doanh nghiệp Mỹ, từ đó mở đường cho việc áp thuế nhập khẩu trả đũa.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ cũng nhắc lại việc áp thuế nhập khẩu lên Canada và Pháp v́ thuế dịch vụ số. Số liệu của Nhà Trắng cho thấy hai nước trên thu về 500 triệu USD thuế này mỗi năm.
Năm 2021, sau khi ông Trump mở cuộc điều tra về thuế dịch vụ số, Đại diện Thương mại Mỹ thời đó là Katherine Tai đă áp thuế 25% với hơn 2 tỷ USD hàng nhập khẩu từ 6 nước. Nhưng sau đó, Mỹ hoăn áp dụng thuế này để tiếp tục đàm phán thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu.
Thỏa thuận được thống nhất vào tháng 10/2021 bởi gần 140 quốc gia, gồm các nền kinh tế lớn như EU, Trung Quốc và Ấn Độ. Nó cho phép các nước nơi sản phẩm hoặc dịch vụ được tiêu thụ có quyền đánh thuế lên các công ty đa quốc gia lớn, ngay cả khi họ không hiện diện trực tiếp.
Phạm vi áp dụng là các công ty doanh thu từ 750 triệu euro trở lên, với mức thuế tối thiểu 15% trên toàn cầu. Liên minh châu Âu, Anh và nhiều quốc gia khác đă áp dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ chưa bao giờ thông qua các biện pháp để nước này tuân thủ thỏa thuận.
Trong ngày nhậm chức 20/1, ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận này. Ông tuyên bố thuế tối thiểu 15% "không có hiệu lực tại Mỹ" và yêu cầu Bộ Tài chính chuẩn bị "chính sách bảo vệ" các doanh nghiệp nước này.
VietBF@sưu tập