R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Sau Nhật Bản, liệu California có bị một trận động đất lớn?
Chuyện Cuối Tuần: Vẫn phải trở lại vấn đề nhức đầu: sau Nhật Bản, liệu California có bị một trận động đất lớn?
Đầu đuôi cũng do một tay viết lan truyền trên mạng Web nhanh như…sóng thần trong tuần này. Trên tuần báo Newsweek, kư giả Simon Winchester cho là “cơn địa chấn 9 độ ở Nhật, theo sau quá sát các trận mới đây ở New Zealand và Chile, v́ thế mọi diễn biến khiến người ta cho là có thể đến phiên California hứng một cơn chấn động lớn”
Bài viết có cái tựa làm nổ đom đóm mắt “Trận Động Đất Hăi Hùng Nhất chưa xảy ra mà”, Winchester cho thấy các cơn đại chấn vừa nêu đều xảy ra trên các đường phay của Địa Tầng Thái B́nh Dương. Địa tầng này cũng “húc vào” địa tầng Bắc Mỹ, dọc theo đường phay San Andreas Fault!
Photo courtesy: AFP
Ông viết: “Một cơn chấn động mạnh của bên này thế nào cũng kéo theo một cơn chấn động mạnh tương tự vài tuần hay vài tháng sau đó”. Coi bộ nói rơ hơn sẽ làm nhiều cư dân Califrnia rụng tim, Winchester bèn nói rơ hơn.
Như thế này: “Đă xảy ra 3 cơn động đất lớn ở 3 góc của Địa Tầng Thái B́nh Dương, một ở phía tây bắc là ở Nhật, tuần trước một ở tây nam là ở New Zealand tháng trước, một ở đông nam là Chile năm trước, th́ làm sao cái nơi gọi là đông bắc, tức là phía Mỹ, thoát cho được?”
Ông nhà báo “đế thêm” cho tim California rơi ra luôn là ‘đường phay của vùng đông bắc Địa Tầng Thái B́nh Dương chính là đường San Andreas Fault, đang…lượn lờ ‘ngay dưới San Francisco’
Thấy ông nhà báo nghiệp dư Winchester làm hơi mạnh tay, các nhà khoa học (thứ thiệt) nhào vô góp ư kiến. Nathan Bangs, nhà vật lư địa chất thuộc đại học Texas cho biết: “Không có bằng chứng rơ rệt có sự liên kết giữa tất cả các trận động đất trên Vành Đai Lửa Thái B́nh Dương. Tôi không hiểu các chứng cớ khoa học trên báo Newsweek là ǵ, nhưng dứt khoát là không có liên hệ ǵ hết”
David Schwartz, một chuyên gia của Viện U.S.Geological Survey, người đứng đầu chương tŕnh nghiên cứu động đất ở San Francisco, góp ư: “Simon Winchester là nhà văn viết về đề tài khoa học nổi tiếng, nhưng ông không phải là một khoa học gia. Tôi không nói là chúng ta sẽ không có một trận động đất nào ở California trong tương lai, nhưng không có liên quan vật lư nào giữa các vụ động đất mà Winchester đă đề cập”
Schwartz cắt nghĩa ‘động đất có thể xảy ra một loạt, cái này tiếp nối cái kia, nhưng chỉ trên phạm vi địa phương. Khi một chấn động xảy ra, nó gây biến động và nếu có đường phay nào nằm gần, sức ép sẽ khiến có thêm động đất, nhưng ở những nơi xa th́ không’
Thí dụ như ở New Zealand, trận động đất 7.1 độ cách thành phố Christchurch 20 dặm về hướng tây bắc đă ‘kích’ một trận khác nhỏ hơn 6.3 độ trong tháng 2, lần này gần thành phố hơn chút nữa. Trái lại trận động đất năm 1906 ở San Francisco đă không ảnh hưởng ǵ đến các vùng khác trong ṿng 100 năm qua.
Rich Briggs, một nhà khoa học khác của USGS cho là khi một trận động đất mạnh xảy ra, nó bắn sóng đi đến các vùng khác, với điều kiện các song này lan truyền thật nhanh, xảy ra chớp nhoáng, chứ không phải tính bằng ngày, tuần hay tháng được.
V́ thế nếu trận động đất 9.0 độ ở Nhật có ảnh hưởng hoặc gây ra một trận động đất ở California th́ điều này đă xảy ra rồi. Người ta thấy dù trận động đất này lớn lao đến như vậy, nó không ‘kích’ một trận lớn khác ngay sau đó.
Vậy th́ câu hỏi khó tránh là “liệu bao giờ th́ đại động đất xảy ra cho California?” Robert Williams, lại một nhà địa chấn học của USGS, trả lời: “Căn cứ vào các mô h́nh lâu dài của đường phay San Andreas và những ǵ xảy ra năm 1906, có thể đoán là trận động đất như năm 1906 sẽ xảy ra trong ṿng 200 năm sau đó”
Tỉ lệ xác suất cho một cơn chấn động như thế xảy ra trong ṿng 30 năm tới chỉ là 2%, theo Williams. Cái nguy lớn cho San Francisco trong 30 năm tới không phải là một trận động đất như năm 1906 mà là những trận nhỏ hơn có thể diễn ra trong các đường phay Hayward, một phần đường phay San Andreas, hay đường phay Rodgers Creek.
Williams viết: “Trong khoa học, lên tiếng để cảnh báo mối nguy cho mọi người để chuẩn bị là chuyện tốt (v́ hối thúc người dân ư thức động đất rất khó khăn), nhưng lên tiếng để “hù” thiên hạ th́ là một chuyện khác, cái đó người ta gọi là “khoa học dỏm” (bad science)
Hồng Quang
(Calitodaynews)
|