Ngày 1 tháng 5 năm 2011
Thật trớ trêu, Bà Nhu qua đời vào hôm 23 tháng Tư, chỉ vài ngày trước lễ tưởng niệm Sài G̣n thất thủ. Mặc dù kết cục đau buồn của cái chương sử dính líu đáng buồn ở Việt Nam đă bị đem đi vứt vào đống rác của lịch sử Mỹ, song cuộc tranh đấu liên tục v́ dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam lại đang diễn ra ác liệt dưới một h́nh thức mới mẻ khác.
Hơn một chục nhà bất đồng chính kiến ôn ḥa và blogger bị bắt giam. Cù Huy Hà Vũ, đứa con cưng của chế độ và là học giả về luật được đào tạo tại Pháp có tiếng nói thẳng thắn, đă bị một phiên ṭa “chuột túi” kết tội và ngạo mạn chặn miệng không cho nói một lời nào bằng một bản án 7 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế tại gia.
Có lẽ cái tin Bà Nhu qua đời, người em dâu của Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa (từ năm 1955 đến 1963), hầu như không được chính quyền của Obama để ư tới vào lúc họ đang bận túi bụi với cuộc đứng dậy tự giải phóng ở Lybia và ở một nơi nào đó khác ở Bắc Phi và Trung Đông.
Tôi cứ tự hỏi phải chăng nước Mỹ vẫn c̣n ám ảnh với bóng ma Việt Nam khi họ cân nhắc những vấn đề đeo đẳng lâu nay về Iraq và Afghanistan?
Khi Tổng thống Lyndon Johnson thúc giục Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ hôm 7 tháng 8 năm 1964, báo hiệu cuộc chiến tranh với Hà Nội, th́ Obama lúc đó chưa lên 3 tuổi. Nhưng đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt, họ là nạn nhân của cuộc tan ră xảy ra sau năm 1975, th́ vụ sát hại ông Diệm và ông Nhu (phu quân của Bà Nhu) để dọn đường cho sự can thiệp quân sự của người Mỹ nhiều nhất cũng vẫn chỉ là một chính sách đối ngoại không trước sau như một, c̣n tồi tệ nhất th́ đó là một sự phản bội gây ra những bi kịch to lớn.
Có lẽ người Việt và cả người Mỹ cũng vậy đều cần suy nghĩ về thái độ kiên định của Bà Nhu tại một cuộc trả lời phỏng vấn do mạng lưới phát thanh và truyền h́nh ở Boston WGBH thực hiện năm 1982: “Như vậy chính quyền chính danh duy nhất của Việt Nam là chính quyền do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đảm đương và đó lại là chính quyền bị Mỹ chặt đầu.”
Là một người dạy Lịch sử Hoa Kỳ và nền Dân chủ Mỹ trong hai thập niên nay, tôi đă đánh vật với hai nguyên tắc cạnh tranh nhau: chủ nghĩa Lư tưởng của Mỹ và Chính sách ngoại giao Đô la. Tôi không thể dạy cho học tṛ về tính chất phức tạp của những vấn đề liên quan đến Việt Nam mà không cần thừa nhận những vai tṛ qua lại, ấy là vai tṛ của một nước Việt Nam đi t́m dân chủ đối lập lại với vai tṛ của nước Mỹ đang theo đuổi lợi ích quốc gia của họ. Khi nào th́ chủ nghĩa lư tưởng kết hợp làm một với chính sách thực tế [realpolitik]? Và tiền đồ của Việt Nam phản ánh quan điểm của Miền Bắc hay Miền Nam?
Song, cả chính phủ sáng suốt lẫn công chúng Mỹ thiếu kiên nhẫn đều đă không hiểu được tiếng nói của Bắc Việt hay Nam Việt Nam, bất chấp cái điều mà Mục sư Martin Luther King Jr. đă cố gắng nói thay chúng ta ngày nào trong bài diễn văn chống cuộc chiến tranh Việt Nam: “… trong lúc tôi đă cố gắng dùng vài phút cuối cùng này để bày tỏ một tiếng nói nhân danh những người không được cất lên tiếng nói ở Việt Nam và để bày tỏ cảm thông với tiếng nói bất đồng của những người bị gọi là kẻ thù th́ tôi đă vô cùng lo lắng về quân đội của chúng ta đang ở đó cũng như bất cứ điều nào khác.”
Hôm nay, chiều chuộng Hà Nội để Việt Nam “cai sữa” ảnh hưởng ư thức hệ của Trung Quốc bằng cách bỏ rơi những khát vọng dân chủ của người Việt Nam th́ xem ra dường như đó là một hành động kỳ cục.
Vậy là 36 năm sau kết cục bi thảm dành cho Việt Nam, vào lúc này khi mà tiếng nói của nhân dân ở bên trong đất nước Việt Nam vẫn đang bị bịt cho câm lặng th́ tôi lại nhớ đến câu nói: “Đến một lúc nào đó im lặng chính là sự phản bội.”
Và một thời điểm như vậy đang đến đối với chúng ta với tư cách những người Mỹ trong mối quan hệ với Việt Nam.
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh dạy môn khoa học xă hội tại một khu học chính ở San Francisco [San Francisco Unified School District].
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Ảnh trên: Bà Ngô Đ́nh Nhu, người từng phụng sự như là đệ nhất phu nhân của Nam Việt Nam, đă qua đời ở tuổi 86 vào Lễ Phục sinh.