Ca sĩ hát sai lời không c̣n là chuyện hiếm ở Việt Nam. Gần đây, khán giả liên tục được "thưởng thức" những nhạc phẩm nổi tiếng bị các ca sĩ làm cho méo mó v́... tự sáng tác lời.
Ca sĩ Quang Dũng, trong chương tŕnh Duyên dáng Việt Nam 23 đă làm khán giả nhăn mặt khi thể hiện ca khúc Lá đổ muôn chiều của Đoàn Chuẩn. Chàng ca sĩ "chuyên trị" nhạc đỏ này đă “sáng tạo” bằng cách ghép phần đầu của câu hát trước đó với phần đuôi của câu hát này “cầm bằng như không biết người ơi”, hoặc câu kết “c̣n nhớ phương nào hoa đă rơi” được hát thành “c̣n nhớ hôm nào hoa đă rơi”.
Ca sĩ Quốc Thiên, giải nhất Vietnam Idol 2009 đă hát sai chính trong cuộc thi này. Trong đêm nhạc dân gian, khi thể hiện ca khúc Son của nhạc sĩ Đức Nghĩa, ca sĩ này đă “thay” câu "xoay vần c̣n quay quay" bằng "quay vần c̣n quay quay".
Diva Mỹ Linh làm khán giả thất vọng v́ liên tục hát sai lời các nhạc phẩm nổi tiếng.
Hay ca sĩ Mỹ Như của Sao Mai Điểm Hẹn 2010, ở đêm 9/1, đă hát bài Biển nhớ của Trịnh Công Sơn. Thay v́ lời ca là “đường phố nghe mưa tủi hờn” th́ cô hát thành “... yêu thương ngập ngừng” và cô “sáng tạo” ra câu “đèn vẫn ngân nga gọi buồn”…
Tiếp đến, trong chương tŕnh ca nhạc hưởng ứng Giờ trái đất hồi cuối tháng 3 vừa qua, ca sĩ Uyên Linh, quán quân của Vietnam Idol 2010, đă hát sai lời ca khúc nổi tiếng Nối ṿng tay lớn của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Nếu đây là những ca khúc mới th́ việc ca sĩ hát sai lời c̣n có thể hiểu được. Nhưng những ca khúc trên, trừ Son của nhạc sĩ Đức Nghĩa, đều đă có tuổi đời đến nửa thế kỷ và nó đă trở thành những ca khúc bất hủ của nhạc Việt. Rất nhiều người Việt Nam đă thuộc lời chúng. Vậy mà các ca sĩ trên lại có thể hát sai. Tuy nhiên, những khán giả dễ tính có thể vin vào sự… họ là những ca sĩ trẻ, vào nghề không được bao năm của họ để cố gắng mà bỏ qua.
Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010 Uyên Linh cũng mắc căn bệnh trầm kha này.
Tiếc rằng hát sai lời đang trở thành căn bệnh của nhạc Việt khi gần đây, Diva của làng nhạc Việt, ca sĩ Mỹ Linh, cũng mắc nhiễm nặng bệnh này. Trong chương tŕnh Duyên dáng Việt Nam 23 hồi đầu tháng 1/2011, khi tŕnh bày ca khúc Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư, Mỹ Linh khiến khác giả thất vọng khi có quá nhiều "sáng tạo". Chị đă biến cụm từ “đẹp bao giấc mơ” của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư thành “đẹp như giấc mơ”, “gieo muôn ư thơ” thành “soi bao ư thơ”, "đưa anh tới cơi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên đàn” thành “đưa em tới cơi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng".
Cũng trong tháng 3, tại đêm nhạc Thanh Tùng ở Hà Nội, Mỹ Linh lại gây thất vọng v́ quên lời. Người nghe có thể thấy rơ, chị hát sai một vài đoạn trong ca khúc Giọt nắng bên thềm, "những ngày đă qua" thành "của ngày đă qua", "t́m trong khói thuốc" thành "ch́m trong khói thuốc". C̣n ở nhạc phẩm Vĩnh biệt mùa hè, chị "biến" câu "gieo bao đớn đau trong tâm hồn ngây thơ" thành "gieo bao nhớ thương".
Cách đây ít ngày là tại Lễ bế mạc Liên hoan Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng vào ngày 30/4, Mỹ Linh lại thêm một lần làm khán giả nhạc Trịnh cảm thấy bị xúc phạm khi hát sai lời một sáng tác rất quen thuộc của khán giả yêu mến nhạc Trịnh, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Ngay từ đầu bài hát, Mỹ Linh đă hát sai lời khi nhầm chữ "và" với chữ "chọn" trong câu "Chọn những bông hoa và những nụ cười". Tuy nhiên, đó chưa phải là phần sai nghiêm trọng nhất của Mỹ Linh trong đêm diễn ấy. Khi thể hiện đoạn bốn của ca khúc này, Mỹ Linh đă hát lại đoạn hai của bài và tự sáng tác phần lời mới cho bài hát: "Tôi đợi em về bàn chân quen quá/ Thảm lá me vàng lại bước qua" bị hát thành "Tôi đợi em về bàn chân quen lối/ Thảm lá reo mừng tựa vẫy tay"…
Khán giả không thể hiểu tại sao Quang Dũng lại có thể hát sai lời ca khúc Lá đổ muôn chiều,
một ca khúc gắn liền với tên tuổi anh.
“Không thể chấp nhận việc ca sĩ hát sai. Với tất cả các học tṛ của tôi, việc đầu tiên là phải hát đúng lời ca khúc đă rồi những việc khác mới tính sau. Ca sĩ đứng trên sân khấu mà hát sai lời là không tôn trọng nhạc sĩ, không tôn trọng khán giả và chính bản thân ḿnh”, NSUT Hà Thủy nói.
Những tai nạn này không phải từ trên trời rơi xuống. “Ca sĩ bây giờ mải chạy show, không chịu tập luyện trước mỗi đêm diễn. Họ không chịu nghe nhạc, không chịu đọc thêm để bổ xung kiến thức văn hóa… trở thành căn bệnh trầm kha của nhạc Việt rồi”, nhạc sĩ Hồng Đăng than thở.
Theo Đất Việt