05-10-2011
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Phụ nữ bị kiểm tra trinh tiết tại sân bay?
Ít nhất 80 phụ nữ tới từ Ấn Độ và Pakistan đă phải trải qua cuộc “kiểm tra trinh tiết” vào những năm 1970 do các nhân viên xuất nhập cảnh Anh tiến hành khi cố gắng nhập cư vào nước này.
Các tài liệu mật do hai học giả Australia t́m thấy tại trung tâm lưu trữ quốc gia London tiết lộ các cuộc kiểm tra này dựa trên danh nghĩa “kiểm tra t́nh trạng hôn nhân” của những phụ nữ đến từ các quốc gia khác muốn nhập cư vào Anh để kết hôn, biện pháp này diễn ra nhiều hơn những ǵ trước đây mọi người vẫn biết.
Cho tới tháng 2 năm 1979, những cuộc kiểm tra trên mới bị coi là bất hợp pháp sau khi một bài báo của Guardian tiết lộ về một giáo viên 35 tuổi người Ấn Độ đă bị một bác sỹ nam “kiểm tra trinh tiết” khi cô tới sân bay Heathrow.
Tại thời điểm đó, Bộ Nội vụ đă phủ nhận bất cứ cuộc kiểm tra nào như vậy. Tuy nhiên, người phụ nữ Ấn Độ lại nói với phóng viên báo Guardian rằng cô đă phải kư vào mẫu đơn “khám phụ khoa và cả âm đạo nếu cần thiết” v́ lo sợ sẽ bị trục xuất về Ấn Độ. Cô cũng cho biết thêm bác sỹ đă đeo găng tay cao su, lấy thuốc ra khỏi tuưp sau đó đặt nó vào một miếng bông và nhét vào người cô. Bác sỹ nói với cô rằng ông ấy muốn kiểm tra xem cô đă từng có thai trước đó hay không.
Sau đó, người phụ nữ này đă bồi thường 500 bảng Anh nhưng không nhận được bất cứ lời xin lỗi nào. Hơn nữa, cô c̣n phải đồng ư “không tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng nào đối với Bộ Nội vụ”. Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh rằng số tiền trên không phải là tiền “bồi thường” mà ngụ ư thừa nhận về hành động không đúng của các nhân viên di trú.
Cựu thủ tướng Anh, Jim Callaghan đă gửi thư tới thủ tướng Ấn Độ Moraji Desai xác nhận những vụ việc trên là có thật nhưng chỉ có 2 trường hợp trong ṿng 7 năm và khẳng định sẽ không để xảy ra lần nữa.
Tuy nhiên, các tài liệu gần đây tiết lộ các cuộc kiểm tra diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt là tại văn pḥng Cao ủy Anh ở Ấn Độ và Pakistan. Theo báo cáo của các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Anh, có 73 trường hợp tại New Delhi và 9 trường hợp tại Bombay trong ṿng 3 năm (1976-1979).
Hai học giả người Australia, Marinella Marmo và Evan Smith đă kêu gọi các nhà chức trách Anh lên tiếng xin lỗi chính thức về chuyện này.
Một phát ngôn của Cục biên giới Anh cho biết những cuộc kiểm tra xảy ra cách đây 30 năm là hoàn toàn sai trái. Các chính sách nhập cư của chính phủ hiện nay đă phản Ánh trách nhiệm và tôn trọng quyền con người của những người nhập cư.
Sầm Hoa
(Theo Asiancorrespondent)
|
|
|