Tiếp tục tham vọng xây dựng một chiếc xe thông minh, nhà sản xuất ô tô của Mỹ, Ford đang có kế hoạch trang bị hệ thống cảnh báo tai nạn trên các mẫu xe mới của ḿnh trong tương lai gần.
Xuất hiện tại cuộc gặp mặt câu lạc bộ xe thông minh, Ford đă giới thiệu hai chiếc xe Focus và một chiếc xe Expedition Ford được lặp đặt một thiết bị gọi là “hệ thống thông tin tầm ngắn” (Short-Range Communications - DSRC). Theo đại diện của hăng, dựa trên nền tảng công nghệ không dây wifi và định vị GPS, hệ thống này có thể giúp xe tránh được những va chạm trên đường, thông qua những cảnh báo được đưa ra cho người điều khiển từ trước đó.
Mặc dù Ford đang thử nghiệm công nghệ này nhưng hăng xe của Mỹ không phải tập đoàn duy nhất phát triển hệ thống cảnh báo tai nạn cho xe. Theo ông Mike Shulman, giám đốc kỹ thuật của Ford cho biết, hăng đang cùng hàng loạt các tập đoàn khác như General Motors, Nissan, Honda, Toyota, Volkswagen, Audi, Mercedes, Hyundai, Kia và nhiều công ty xe bus, mô tô khác đang làm việc cùng nhau để phát triển và đồng bộ hệ thống.
“Chúng tôi đang dự định sẽ thử nghiệm hệ thống này trên quy mô hàng ngàn xe của một thành phố vào năm tới. Ô tô của các cá nhân, các loại xe tải và xe bus đều sẽ nhận được những tin nhắn cảnh báo. Mục đích là đến năm 2013, một quy định yêu cầu tất cả các xe khi lưu hành đều phải lắp đặt hệ thống này sẽ được ban hành. Có thể sẽ mất 5 năm kể từ thời điểm này để tất cả các xe đều được trang bị những thiết bị cảnh báo khi nguy cơ tai nạn đang đến”, ông Mike Shulman tự tin.
Ông Mike Shulman cũng cho biết thêm, rất có thể hệ thống DSRC sẽ có giá khá “mềm” bởi chỉ ứng dụng những nền tảng cơ bản của công nghệ không dây wifi và hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Theo ông Buzkowski, giám đốc hệ thống điện của Ford, sẽ có có 3,9 tỷ người sống ở các đô thị vào năm 2030, khiến t́nh trạng tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn trở nên khủng khiếp hơn. DSRC không chỉ giúp cảnh báo về nguy cơ tai nạn mà c̣n giúp tránh được tắc nghẽn giao thông.
Hệ thống này làm việc như thế nào?
Trong giai đoạn vừa qua, Ford đă thử nghiệm và cho ứng dụng giải pháp này tại các ngă tư ở Dearbon, Michigan bởi theo tính toán có đến 40% số vụ tai nạn xảy ra ở những địa điểm giao cắt. Hệ thống DSRC khi được lắp đặt sẽ cảnh báo cho người lái những t́nh huống có thể gây nguy hiểm, ví dụ như chiếc xe sắp vượt đèn đỏ chẳng hạn.
Các máy tính sẽ phân tích dữ liệu về đèn tín hiệu, GPS, bản đồ số để đánh giá về các hiểm họa tiềm tàng có thể xảy ra, sau đó truyền thông tin đến các phương tiện giao thông. Những thông tin được gửi đến chiếc xe thử nghiệm bao gồm bản đồ số của đoạn đường giao cắt, 6 bản đồ khác mô tả giao thông xung quanh đó, đường dành riêng cho người đi bộ, t́nh trạng đèn tín hiệu, và thời gian chuyền tải.
Khi máy tính trên xe nhận được dữ liệu và cảnh báo nguy hiểm, nó sẽ lập tức báo động cho lái xe thông qua cả h́nh ảnh và âm thanh.
Để có những trải nghiệm cụ thể hơn về hệ thống này Ford cũng đă mời nhiều phóng viên lên thử những chiếc xe được trang bị hệ thống DSRC. Thực tế cho thấy khi hệ thống nhận thấy mối đe dọa như một chiếc xe phía trước bất ngờ đi chậm lại, hệ thống DSRC đă cảnh báo người lái xe bằng một giai điệu và một luồng ánh sáng đỏ trên kính chắn gió.
Hiện Ford đang xem xét có thể lắp đặt DSRC vào hệ thống phanh và một số bộ phận khác để có thể tự động làm chậm chiếc xe trong trường hợp khẩn cấp.
theo oto-hui