Hàng loạt phát biểu đầy ấn tượng và rất sốc về vấn đề Biển Đông được báo chí quốc tế đăng tải, đă làm bầu không khí xung quanh sự kiện này trở nên nóng ran hơn bất cứ lúc nào.
Những phát biểu gây sốc
"Tôi nghĩ, chính phủ của chúng ta đă thể hiện lập trường quá yếu đuối trong vấn đề này", Thượng nghị sỹ Dân chủ Mỹ Jim Webb phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, khi ông kêu gọi Quốc hội nước này lên án các hành động của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Theo Thượng nghị sỹ Jim Webb, Washington đă quá nhu nhược trong t́nh h́nh căng thẳng gia tăng ở biển Biển Đông. Ông cho biết đă đệ tŕnh một dự luật chỉ trích Trung Quốc sử dụng vũ lực và hối thúc Bắc Kinh t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh cho các tranh chấp.
Mặc dù không yêu cầu Mỹ đưa ra một lập trường rơ ràng về các cuộc tranh chấp lănh thổ, song Thượng nghị sỹ Webb nói: "Chúng ta nên làm việc trong một diễn đàn đa phương để giải quyết những vấn đề này".
Quan điểm dùng sức mạnh trong các vấn đề chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh minh họa: defencetalk
Trước đó, tờ Inquirer của Philippines cũng đưa ra một phát ngôn ấn tượng không kém, từ nghị sĩ Roilo Golez. Ông này nói rằng, "chúng ta phải dùng mọi diễn đàn quốc tế có thể để vạch mặt Trung Quốc là một kẻ chuyên bắt nạt quốc tế và cư xử không đứng đắn".
Phát biểu chiều qua (14/6), Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng, nước này cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, bởi "sự hiện diện của Mỹ có thể đảm bảo tự do hàng hải và luật pháp quốc tế".
Cùng ngày, Đại sứ Mỹ ở Philippines Harry Thomas khẳng định, Washington sẽ sát cánh với đồng minh của họ trong vấn đề Biển Đông. "Tôi đảm bảo với các vị rằng, Mỹ sẽ sát cánh với Philippines trong tất cả các vấn đề", tờ Manila Sunstar dẫn lời đại sứ Thomas cho biết.
Trong khi đó, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm qua cho hay, báo chí Trung Quốc đă loan tin nước này sẽ thử nghiệm dàn khoan dầu mỏ hải dương 981 trong tuần này để chuẩn bị khai thác dầu khí ở Biển Đông vào tháng 7.
Cùng với những căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, thế giới 24 giờ qua cũng hừng hực với hàng loạt sự kiện như tin tặc hết tấn công Quỹ Tiền tệ Quốc tệ lại phá rối Thượng viện Mỹ, động đất tung hoành ở Indonesia, Nhật Bản, hàng tỷ USD tái thiết Iraq bỗng dưng bốc hơi...
Thượng viện Mỹ cũng không tha
Nhóm tin tặc Lulz Security tuyên bố đă đánh cắp dữ liệu nội bộ từ trang web của Thượng viện Mỹ. Nhóm này đă công bố trên trang lulzsecurity.com các chi tiết của một tệp tin được khẳng định là đánh cắp từ trang web Senate.gov. Trong một tuyên bố, Lulz Security cho biết, đây chỉ là đợt tất công... “quy mô nhỏ”.
Lulz Security được biết đến với một loạt vụ tấn công mạng thời gian qua vào trang web của hăng Sony, hăng phát triển game video Bethesda Softworks... Lulz Security cũng đă tấn công các website ở Syria, Tunisia, Ai Cập và Ấn Độ v́ các lư do chính trị.
Không tài trợ cho chiến dịch Libya
Với tỷ lệ phiếu ủng hộ 248/163, Hạ viện Mỹ đă bỏ phiếu thông qua dự luật cấm sử dụng các quỹ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Libya, do nghị sỹ Đảng Dân chủ Brad Sherman của bang California đưa ra.
Dự luật sửa đổi trên viện dẫn theo Nghị quyết các quyền hạn chiến tranh, bộ luật năm 1973 hạn chế các quyền hạn tổng thống trong vấn đề triển khai quân đội tại các vùng chiến sự ở nước ngoài mà không cần đến sự nhất trí của quốc hội.
Mỹ muốn AU bỏ rơi Gaddafi
Phát biểu tại trụ sở Liên minh châu Phi (AU), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă hối thúc các nhà lănh đạo Châu Phi từ bỏ nhà lănh đạo Libya Muammar Gaddafi, cho rằng giờ là lúc hiện thực hóa các cam kết của họ nhằm thúc đẩy dân chủ tại lục địa này.
Mỹ hy vọng Liên minh châu Phi từ bỏ ông Gaddafi. Ảnh: Reuters.
Bà cảnh báo, những nhà lănh đạo Châu Phi không xúc tiến cải cách sẽ có nguy cơ đối mặt với làn sóng dân chủ giống như đang tràn qua Trung Đông. Trước đó, hăng thông tấn chính thức JANA của Libya cho hay, chính phủ nước này đă cam kết thực hiện các đề xuất do AU đưa ra nhằm chấm dứt xung đột.
Hàng tỷ USD bốc hơi
Khoản tiền lên tới 6,6 tỷ USD được Mỹ gửi sang Iraq bằng máy bay, nhằm tái thiết đất nước này sau khi bắt đầu cuộc chiến năm 2003, rất có thể đă bị đánh cắp, tờ Los Angeles Times tiết lộ.
Tháng này, Lầu Năm góc và chính quyền Iraq đă tiến hành quyết toán sổ sách. Nhưng mặc dù đă mất đến một năm để kiểm toán th́ các quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ vẫn không hiểu chuyện ǵ đă xảy ra với khoản tiền mặt trên.
Động đất tung hoành ở Indonesia
Liên tiếp trong hai ngày 13 và 14/6, tại các đảo Sulawese và Bắc Sumatra của Indonesia đă xảy ra các trận động đất mạnh từ 5,5 đến 6,9 độ richter. Tuy nhiên, không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.
Cơ quan Khí tượng và địa lư Indonesia cho biết, trận động đất thứ nhất mạnh 6,9 độ richter xảy ra tối 13/6 và có tâm chấn sâu 13km dưới ḷng đất gần đảo Sulawese. C̣n cơn địa chấn sáng 14/6 có cường độ 5,5 độ richter với tâm chấn sâu 10km, cách Tarutung thuộc đảo Bắc Sumatra khoảng 22km.
Thiên tai chưa "tha" Nhật Bản
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết lúc 22h07 (giờ địa phương) tối 14/6 đă xảy ra một trận động đất cường độ 5,9 độ richter, làm rung chuyển đảo Honshu, Đông Bắc Nhật Bản. Trận động đất này xảy ra dưới độ sâu 10km ngoài khơi tỉnh Miyagi.
Trước đó, Cơ quan Thăm ḍ Địa chất Mỹ (USGS) cũng đă thông báo về một trận động đất cường độ 5,2 độ richter xảy ra lúc 12h48 (giờ GMT) làm rung chuyển Hokkaido. Tâm chấn của trận động đất này nằm ở độ sâu 73,8 km.
Ảnh ấn tượng trong ngày
Nguồn ảnh: Noah Saleem, Getty Images.
Các nữ học sinh Ấn Độ xếp hàng chờ đến lượt lấy khẩu phần ăn trưa tại một trường tiểu học ở Hyderabad. Ấn tượng nhất trong bức ảnh là ánh mắt trong sáng của bé gái lọt thỏm giữa những "đàn chị" cao lớn hơn nhiều.
Ngày này năm xưa
Vào ngày này 168 năm trước, nhạc sỹ Gric, người Na Uy đă cất tiếng khóc chào đời. Nǎm 12 tuổi, Gric đă có sáng tác đầu tay. Nǎm 15 tuổi, ông đến Nhạc viện Lépdích để học tập một cách toàn diện. Khi ấy Gric dă là người biểu diễn piano có tài.
Nǎm 1862, ông trở về nước, là người đứng đầu các hoạt động âm nhạc ở thủ đô Oslo. Vừa là người lănh đạo của các tổ chức biểu diễn, ông vừa là người sáng tác. Gric là người khai sáng nền âm nhạc cổ điển của nước Na Uy. Ông qua đời năm 1907.
* Thanh Vân
(VNN/Tổng hợp)