CAMBRIDGE – Gần đây nền kinh tế Mĩ đă đi xuống một cách đột ngột, và khả năng của một vụ suy thoái nữa đang gia tăng từng ngày. T́nh h́nh kinh tế đă thay đổi một cách bất th́nh ĺnh từ cuối năm ngoái – đấy là sự trở lại với tốc độ phát triển một cách chậm chạp kể từ vụ phục hồi vào mùa hè năm 2009.
Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong 3 quí đầu năm 2010 không chỉ diễn ra một cách chậm chạp mà c̣n chủ yếu là do đầu tư chứ không phải là bán cho người tiêu dùng hay những h́nh thức bán hàng khác. Quí cuối cùng của năm có sự thay đổi đáng mừng, chi tiêu trong lĩnh vực tiêu dùng tăng 4% so với cùng ḱ, đủ để làm tăng GDP thực tế lên 3,1% so với quí III. Dường như nền kinh tế đă không c̣n lệ thuộc vào tổng đầu tư nữa.
Thành tích này đă làm cho những nhà dự báo tư cũng như quan chức chính phủ tiên đoán rằng năm 2011 sẽ tiếp tục phát triển một cách ngoạn mục; sản xuất, việc làm và thu nhập tăng sẽ làm tăng mức chi tiêu và phục hồi một cách bền vững. Cắt giảm thuế thu nhập đánh vào lương 2% trong một năm cũng là nhằm thúc đẩy cho quan điểm đó.
Đáng tiếc là sự phục hồi trong lĩnh vực tiêu dùng đă không diễn ra như dự kiến. Giá lương thực và năng lượng gia tăng đă xóa sổ sự gia tăng đồng lương danh nghĩa, làm cho thu nhập thực tế trong tuần giảm trong suốt tháng 1, trong khi giá nhà giảm làm cho tài sản của những những người có nhà giảm đi. Kết quả là chi tiêu tiêu dùng cá nhân chỉ tăng 1% trong tháng 1, thấp hơn quí trước (quí trước tăng 4%).
Giá cả gia tăng và thu nhập thực tế giảm tiếp tục diễn ra vào tháng 2 và tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng gia tăng đột ngột làm cho thu nhập thực tế trung b́nh tính theo tuần giảm đi hơn 5% so với cùng ḱ năm trước. Không có ǵ ngạc nhiên là những chỉ số điều tra mức độ thỏa măn của người tiêu dùng giảm đi trông thấy và chi tiêu hầu như giữ nguyên suốt tháng này sang tháng khác.
Giá nhà giảm làm cho doanh số bán, cả nhà mới lẫn nhà có sẵn đều giảm. Đến lượt nó, điều này lại làm giảm đáng kể số nhà đang xây mới và số chuẩn bị xây. Sự giảm sút này có vẻ như c̣n tiếp tục v́ gần 30% nhà được đem đi thế chấp có giá rẻ hơn giá thế chấp. Việc này có thể dẫn đến vỡ nợ v́ thế chấp ở Mĩ là những khoản vay không truy đ̣i (non-recourse): người cho vay có thể lấy tài sản cầm cố nếu người vay không trả được nợ chứ không được lấy những tài sản khác hoặc một phần thu nhập bằng tiền lương. Kết quả là 10% các vụ cầm cố bị vỡ nợ hoặc bị xiết nợ tạo ra khối lượng lớn tài sản bị treo và sẽ phải bán với giá hạ.
Các doanh nghiệp đă phản ứng tiêu cực đối với nhu cầu nhà ở giảm, khảo sát của Viện quản lí ngân sách (Institute of Supply Management) cho thấy số lượng các công ty sản xuất và công ty dịch vụ đều giảm. Mặc dù các hăng lớn tiếp tục có rất nhiều tiền trong bảng kết toán tài sản, nhưng đấy là tiền thu được từ hoạt động trong quí I. Số lượng đơn đặt hàng phi quân sự trong thời gian gần đây cho thấy sự giảm sự sụt giảm trong lĩnh vực đầu tư.
Sự suy giảm càng gia tăng trong tháng 4 và tháng 5. Sự gia tăng nhanh chóng số người làm công ăn lương trong bốn tháng đầu năm đă bắt đầu chững lại vào tháng 5, khi chỉ có 54.000 chỗ làm mới được tạo ra, tức là ít hơn một phần ba so với tốc độ gia tăng chỗ làm mới trung b́nh trong bốn tháng đầu năm. Kết quả là số người thất nghiệp tăng lên tới 9,1% lực lượng lao động.
Thị trường trái phiếu và giá cổ phiếu phản ứng với những tin tức xấu này theo cách có thể đoán trước được. Lăi suất trái phiếu chính phủ 10 năm giảm c̣n 3% và thị trường chứng khoán giảm 6 tuần liên tiếp, sự giảm giá dài nhất kể từ năm 2002, giá cổ phiếu đă giảm tổng cộng hơn 6%. Giá cổ phiếu thấp sẽ có tác động tiêu cực đối với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.
Không thể hi vọng là chính sách tài chính và tiền tệ có thể lật ngược được t́nh h́nh. Cục dự trữ liên bang sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách nhằm giữ cho lăi suất qua đêm gần bằng không; nhưng do lo lắng hiện tượng bong bóng giá tài sản nên họ sẽ không đảo ngược quyết định nhằm chấm dứt việc mua trái phiếu kho bạc –gọi là “nới lỏng định lượng” – vào cuối tháng 6.
Hơn nữa, trên thực tế chính sách tài chính sẽ bị thắt lại vào tháng sau. Chương tŕnh kích thích kinh tế từ năm 2009 sắp sửa kết thúc, với gói kích thích giảm từ 400 tỉ dollar vào năm 2010 xuống c̣n 137 tỉ trong năm nay. Những vuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để có thể giảm bớt thiếu hụt tài chính dự kiến cho năm 2011 và những năm tiếp theo.
Cho nên trong ngắn hạn, triển vọng kinh tế Mĩ là yếu, đấy là nói trong trường hợp tốt nhất. Có lẽ những thay đổi căn bản trong chính sách sẽ chỉ xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử nghị viện vào tháng 11 năm 2012.
Martin Feldstein, là giáo sư kinh tế ở đại học Harvard, ông từng là chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thống Ronald Reagan và là cựu chủ tịch pḥng nghiên cứu kinh tế quốc gia (National Bureau for Economic Research).
Nguồn:
What’s Happening to the US Economy?