V-League 2011 càng về cuối càng chứng kiến nhiều trận đấu "kịch". Tiếc rằng đó không phải là kịch tính...
Các mối quan hệ chằng chịt trong làng bóng khiến nhiều đội bóng đă chắc suất trụ hạng nhưng không cạnh tranh vị trí cao "buộc" phải tính nước cờ dài là "nhường nhịn" những đồng minh thân thiết để "dễ bề đi lại" trong tương lai. Thế mới có chuyện hàng loạt các CLB đang khốn đốn cuối BXH bỗng nhiên hồi sinh, không hẳn là nhờ nỗ lực bản thân mà được sự "trợ giúp" đắc lực của những người bạn.
Thật không dễ để đưa ra những bằng chứng cụ thể về chuyện "nhường nhịn", "thương t́nh" và v́ thế, VFF dẫu có muốn xử lư cũng không thể có lư do nào xác đáng. Các đội bóng đă an toàn có cái lư của ḿnh, rằng họ "đang rèn luyện các cầu thủ trẻ" và "thử nghiệm các phương án chiến thuật mới". Thế th́ chẳng ai có thể trách được bởi đó là những lư giải hoàn toàn...hợp lư.
Nếu để ư, lượng khán giả đến sân trong những ṿng đấu gần đây đă tụt giảm nghiêm trọng. Một phần v́ các CĐV hiểu rằng họ sẽ không được chứng kiến những trận cầu măn nhă khi mà nhiều đội bóng sẵn sàng "diễn kịch", bất chấp nhiều thứ để "cứu" đồng minh. Căn bệnh này tồn tại ở bóng đá Việt Nam hàng chục năm nay mà xem ra vẫn chưa hề có thuốc trị hữu hiệu. Ngay cả khi nền bóng đá của chúng ta đă có năm thứ 11 bước sang mô h́nh chuyên nghiệp.
Sẽ c̣n phải rất lâu nữa, khán giả mới thực sự được chứng kiến một V-League sạch hoàn toàn như họ mong đợi. Bóng đá Việt Nam vốn không phải là nền bóng đá chính tắc và khoa học mà vẫn bị chi phối bởi rất nhiều mối quan hệ xưa cũ. Có lẽ, phải qua một vài thế hệ th́ t́nh h́nh mới được cải thiện...
RG