Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Southampton (Anh) đă tạo ra chiếc máy bay mô h́nh đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ đột phá “in 3D”.
Máy bay mô h́nh đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ in đa lớp. Ảnh: BNPS.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo trên máy vi tính, Đại học Southampton (Anh) đă tạo ra chiếc máy bay mô h́nh SULSA bằng công nghệ in đa lớp. Công nghệ này có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành thiết kế và chế tạo máy bay.
Chiếc máy bay mô h́nh này được phát triển chỉ bằng sử dụng một chiếc máy vi tính, với sải cánh dài 2m. Thân máy bay được sản xuất bằng một máy in laser ni lông đặc biệt với công nghệ in đa lớp. Trong khi đó, những phần khác của máy bay được sản xuất riêng biệt và được lắp ghép vào thân máy bay rất đơn giản trong ṿng vài phút.
Theo tờ Daily Mail, máy bay không người lái chạy bằng điện SULSA có thể hoạt động gần như không tạo ra tiếng ồn. Nó có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 161 km/giờ - tương đương với tốc độ của bất kỳ máy bay mô h́nh nào sử dụng công nghệ tiêu chuẩn.
Các nhà khoa học cho biết, công nghệ “in 3D” cho phép phát triển những mô h́nh máy bay có cấu tạo phức tạp chỉ trong ṿng vài ngày, trong khi sử dụng vật liệu và công nghệ tiêu chuẩn như hiện nay để tạo ra một chiếc máy bay mô h́nh tương tự có thể phải mất nhiều tháng. Ưu điểm này có được là nhờ công nghệ “in 3D” không cần sử dụng các công cụ trong khi sản xuất, nhưng vẫn cho phép thay đổi kích cỡ và kiểu dáng một cách dễ dàng, không tốn thêm chi phí.
Các bộ phận có thể được tháo nắp đơn giản và dễ dàng Ảnh: BNPS.
Giáo sư Jim Scanlon, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh: “Công nghệ này cho phép các nhóm thiết kế thực hiện lại những ư tưởng và kỹ thuật trước đây chưa thể thực hiện được do chi phí quá cao khi sử dụng công nghệ tiêu chuẩn”.
Trường Đại học Southampton đă bắt đầu nghiên cứu và sản xuất phương tiện máy bay không người lái từ những năm 1990. Hiện nay, máy bay không người lái chủ yếu được sử dụng trong quân sự, nhưng chúng ngày càng được dùng nhiều hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Hà Hương/VNN