Một nghiên cứu của Liên bang mới công bố đă làm sáng tỏ huyền thoại về “thương hiệu” TQ, khi hầu hết chi tiêu cá nhân của người Mỹ đều sử dụng các dịch vụ, thực phẩm và xăng dầu sản xuất tại Mỹ.
Công nhân TQ may áo pull tại một công ty may ở Đông Quản, miền nam TQ.Ảnh: Reuters
Nghiên cứu do các nhà kinh tế Cục Dự trữ Liên bang ở San Francisco (Mỹ) cho thấy “một thực tế gây sốc về nhăn hàng”, với hàng hóa gắn nhăn “Made in China” chỉ chiếm 2,7% tiêu dùng của dân Mỹ, trong khi ai cũng đinh ninh rằng mọi thứ người ta mua ngày nay ở Mỹ đều sản xuất tại TQ! Hàng hóa sản xuất tại Mỹ thực tế vẫn ngự trị thị trường nội địa nước này.
Báo cáo nghiên cứu có tên “Nội dung Mỹ của khái niệm Made in China” chỉ rơ, năm 2010 hàng hóa và dịch vụ từ TQ chỉ chiếm 2,7% chi tiêu cá nhân của người Mỹ, c̣n 88,5% chi tiêu được dành cho hàng hóa và dịch vụ do Mỹ sản xuất. Sao có thể như vậy, khi thoạt nh́n đă thấy nhiều đồ chơi, hàng điện tử, đồ gia dụng, giày dép và hàng hóa khác chúng ta dùng hàng ngày đến từ TQ?
Tất cả chỉ giải thích bằng một từ, đó là dịch vụ. Dịch vụ chiếm xấp xỉ 2/3 chi tiêu lại chủ yếu được thực hiện tại chỗ. Dịch vụ giặt khô, kế toán, sửa chữa cơ khí và làm móng tay nhan nhản ngay trong khu dân cư của bạn.
Đó là chưa kể thực phẩm và xăng dầu. Hầu hết những ǵ người Mỹ ăn đều được sản xuất nội địa, và mặc dù Mỹ nhập khẩu một nửa số dầu mỏ cho nhu cầu của ḿnh, TQ cũng không phải là nhà cung cấp chính. Khoảng 90% các sản phẩm xăng dầu bán tại Mỹ là được chế tạo tại Mỹ. “Mặc dù ngày nay toàn cầu hóa được công nhận rộng răi, kinh tế Mỹ thực tế vẫn tương đối khép kín”, nhà kinh tế Galina Hale và nhà nghiên cứu Bart Hobijn viết trong báo cáo. “Tuyệt đại đa số hàng hóa và dịch vụ bán tại Mỹ là được sản xuất tại chỗ”.
Các sản phẩm do nước ngoài sản xuất chủ yếu hiện diện trong các hàng hóa sử dụng lâu dài, từ xe hơi, đồ gỗ đến thiết bị gia dụng. Khoảng 1/3 hàng hóa sử dụng lâu dài người Mỹ mua năm ngoái được làm ở nước ngoài, trong đó 12% từ TQ.
Tuy nhiên, ngay cả hàng hóa sản xuất ở TQ cũng có thể đóng góp vào kinh tế Mỹ. Một đôi giày thể thao làm tại TQ được bán lẻ tại Mỹ với giá 70 USD. Phần lớn giá bán người tiêu dùng trả là để trang trải chi phí vận tải, thuê kho băi chứa hàng, lợi nhuận để lại cho người bán lẻ ở Mỹ, cũng như chi phí marketing cho thương hiệu. Cộng thêm vào các chi phí trên là lương bổng và lợi nhuận trả cho công nhân Mỹ tham gia vào chu tŕnh tiêu thụ.
“Tính trung b́nh, cứ mỗi USD chi cho nhăn hàng “Sản xuất tại TQ” có đến 55% dành cho dịch vụ phát sinh tại Mỹ”, báo cáo cho biết.
Hồng Kỳ
(Theo Los Angeles Times)