Nhiều nước châu Âu bắt đầu muốn buông xuôi việc cứu nợ cho Hy Lạp
Ngày cảng có nhiều cửa hàng tại trung tâm thủ đô Athènes đóng cửa, treo bảng "cho thuê". Ảnh chụp ngày 19/9/11.
Reuters
Anh Vũ
Cuộc giải cứu Hy Lạp vẫn nhùng nhằng trong bế tắc và bất đồng của Liên hiệp châu Âu. Nhật báo Libération hôm nay 19/9 đă nhận thấy ngày càng có nhiều đảng cánh hữu trong Liên hiệp châu Âu đang muốn buông xuôi để mặc cho Hy Lạp phá sản.
Theo Libération th́ một lần nữa, số phận của Hy Lạp lại đang trong t́nh trạng ngàn cân treo sợi tóc. Trong kế hoạch 110 tỷ đă được Liên hiệp châu Âu thông qua từ hồi tháng 5/2010 để cứu Hy Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, th́ 8 tỷ euro cho đợt thứ sáu sẽ không được giải ngân vào tháng 9 tới. Chủ tịch nhóm nước dùng đồng euro Jean Claude Junker đă tuyên bố như vậy trong cuộc họp các bộ trưởng Tài chính của Liên hiệp châu Âu vừa kết thức hôm qua tại Wroclaw, Ba Lan.
Con đường giải cứu Hy Lạp của Liên hiệp châu Âu vẫn c̣n rất dài với mục tiêu tránh tối đa đẩy Hy Lạp vào phá sản. Tuy nhiên một bộ phận cánh hữu ở châu Âu, hiện đang cầm quyền ở 14 trong tổng số 17 nước khu vực dùng đồng euro, bắt đầu có ư nghĩ cho rằng cứ để mặc cho Hy Lạp bị phá sản c̣n hơn là đổ tiền vào cái thùng không đáy. Các đảng cánh hữu ở nhiều nước c̣n đe dọa sẽ bỏ phiếu không thông qua kế hoạch cứu trợ Hy Lạp lần thứ hai, như trường hợp của chính phủ Slovakia. Nước này cũng đă từ chối tham gia vào kế hoạch giải cứu Hy Lạp lần thứ nhất. Tại Đức nhiều đảng phái khác nhau cũng lên tiếng cho biết không muốn tiếp tục cứu vớt Hy Lạp. Theo Libération, hôm qua, Phó thủ tướng và Ngoại trưởng Áo cũng bày tỏ qua điểm để cho Hy Lạp phá sản. Thậm chí, Hà Lan c̣n nghĩ tới việc trục xuất Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro.
V́ sao ngày càng có nhiều nước trong Liên hiệp châu Âu thấy nản với những cố gắng cứu văn thành viên Hy Lạp? Đơn giản là bởi v́ dư luận ở những nước đó ngày càng cảm thấy phi lư khi mà cứ phải đứng ra gánh đỡ cho một đất nước, trong lúc dường như đất nước đó lại chẳng làm ǵ, cứ để nền kinh tế của ḿnh ngày càng tồi tệ thêm.
Một điển h́nh của việc thay đổi thái độ với công cuộc giải cứu Hy Lạp này là dư luận Pháp, nước từ đầu đến giờ vẫn rất năng nổ t́m giải pháp cho Hy Lạp. Libération cho biết, theo thăm ḍ dư luận của viện Ifop th́ tháng 12 năm ngoái có 69% dân Pháp ủng hộ trợ giúp Hy Lạp, th́ nay 68% người dân Pháp lại phản đối việc làm trên. 87% người được hỏi đều cho rằng Hy Lạp sẽ chẳng bao giờ trả được các khoản tiền trợ giúp của các nước.
Trong khi đó th́ lúc này Hy Lạp đang ở trong t́nh thế bị dồn sát chân tường. Lối thoát duy nhất cho chính phủ Hy Lạp lúc này là phải áp dụng các biện pháp khắc khổ, cải tổ lại nền kinh tế, nhưng người dân cũng như phe đối lập th́ vẫn khăng khăng từ chối mọi biện pháp cải cách của chính phủ.
Cũng vẫn cùng chủ đề cứu nợ cho HyLạp, nhật báo kinh tế Les Echos cũng nhận thấy các nước châu Âu vẫn tiếp tục bị chia rẽ, chưa thể t́m được tiếng nói thống nhất. Báo Les Echos trở lại với cuộc họp các bộ trưởng Tài chính các nước trong Liên hiệp châu Âu hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy vừa rồi tại Ba Lan, có cả sự tham gia của Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner. Cộc họp này cũng không đi được đến một giải pháp cụ thể nào cho cuộc khủng hoảng. Theo Les Echos th́ tuần này cuộc đối thoại giữa Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ trên hồ sơ này sẽ tiếp tục tại phiên họp toàn thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Nhưng dù ǵ đi nữa th́ tương lai của cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu chủ yếu sẽ phải được quyết định cũng trong tuần này tại chính Hy Lạp.
RFI
|