Dù luôn miệng khẳng định Iran đang theo đuổi chương tŕnh hạt nhân quân sự để chế tạo vũ khí nguyên tử nhưng cả giới lănh đạo lẫn chuyên gia phân tích phương Tây đều không thể đưa ra chứng cứ rơ ràng và nhất quán.
Tuyên bố mập mờ
Bất chấp những khẳng định của Iran rằng chương tŕnh hạt nhân chỉ nhằm phục vụ mục đích ḥa b́nh nhưng giới chức phương Tây vẫn kiên quyết cho rằng, Tehran đang bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân.
Ngày 14/9 vừa qua, người đứng đầu phái đoàn Mỹ tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Glyn Davies tuyên bố rằng, Iran có thể đang tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân.
“Quả thực là hiện tại Iran vẫn tiếp tục vi phạm các quy định của quốc tế mà chúng tôi xem là một hành động khiêu khích”, ông Glyn Davies quả quyết.
Cùng giọng điệu này, trong một bài phát biểu nhân kỷ niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 nhằm vào toà tháp đôi của nước Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận định, chương tŕnh hạt nhân của Iran vẫn là một mối đe doạ kinh hoàng đối với an ninh toàn cầu.
“Một thập kỷ sau, khả năng loại vũ khí chết người nhất này rơi vào tay của những kẻ khủng bố là điều hiển nhiên. Một vụ tấn công khủng bố bằng hạt nhân có thể sớm chứng minh cho một mối nguy hiểm hiện hữu và bởi vậy, chúng ta không thể để điều đó xảy ra. Mỹ cần làm mọi thứ có thể để ngăn cản Iran sở hữu vũ khí hạt nhân”, ông Benjamin Netanyahu nhấn mạnh.
Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban năng lượng nguyên tử Israel cũng khăng khăng: “Israel chắc chắn rằng, Iran đang theo đuổi chương tŕnh hạt nhân nhằm chế tạo vũ khí nguyên tử”.
Thủ tướng Israel luôn đưa ra những tuyên bố cứng rắn về chương tŕnh hạt nhân của Iran.
Bên cạnh giới chức Mỹ và Anh, Tổng thống Pháp mới đây cũng không bỏ qua cơ hội “gán tội” cho chương tŕnh hạt nhân của Iran. “Các tham vọng tên lửa và hạt nhân quân sự của Iran gây ra mối đe dọa ngày càng lớn, có thể dẫn tới một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các mục tiêu của Iran”, ông Sarkozy cảnh báo.
Không chỉ vậy, đến cả quan chức hàng đầu của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA cũng tuyên bố “ngày càng quan ngại về khả năng Iran từ trước đến nay vẫn bí mật tiến hành các hoạt động hạt nhân với sự tham gia của nhiều tổ chức quân sự liên quan”.
Tuy nhiên, điểm chung của tất cả những tuyên bố của giới chức là hết sức không rơ ràng. Dường như những cáo buộc của họ đối với chương tŕnh hạt nhân Iran đều xuất phát từ cái gọi là “đức tin”.
Nhận định “đá” nhau
Giới lănh đạo đă đành, các chuyên gia của phương Tây cũng không thể đưa ra phân tích và nhận định chung về chương tŕnh hạt nhân Iran.
Mới đây, nhà phân tích quân sự Mỹ Greg Jones tại Trung tâm Giáo dục chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân đưa ra một nhận định gây “sốc” rằng, nếu Iran quyết định chế tạo một quả bom hạt nhân th́ chỉ cần trong 8 tuần, quả bom đó sẽ “ra ḷ” bởi khoảng thời gian đó đủ để quốc gia Hồi giáo sản xuất đủ lượng uranium được làm giàu ở mức độ cao.
“Đến cuối năm sau th́ thời hạn để chế tạo một quả bom hạt nhân rút ngắn xuống chỉ c̣n bốn tuần bởi khi đó, khả năng làm giàu uranium của Iran được nâng cao hơn nhiều”, ông Greg Jones khẳng định.
Chuyên gia này nhấn mạnh thêm rằng, đă đến lúc Iran được đối xử như một cường quốc hạt nhân bởi tiềm lực hạt nhân của nước này đă quá rơ ràng.
Nhận định này của ông Greg Jones ngay lập tức bị nhà nghiên cứu Shannon Kile tại Viện nghiên cứu Ḥa b́nh quốc tế Stockholm phản bác. “Tôi cho rằng chúng ta đang quá đề cao khả năng tiến tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran. Thật không thể tưởng tượng được có ai đó lại có thể khẳng định rằng Tehran có khả năng chế tạo bom chỉ trong 8 tuần. Kể cả 18 tháng th́ điều đó cũng chưa thể xảy ra”, ông Shannon Kile khăng khăng.
Giới phân tích phương Tây có cái nh́n khác nhau về tiềm lực hạt nhân Iran.
Trong khi đó, Mark Fitzpatrick, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Khoa học và an ninh quốc tế (ISIS) cũng cho rằng, cách tính toán của ông Jones “không thực tế” bởi Iran c̣n đang gặp rất nhiều trở ngại trong chương tŕnh hạt nhân của ḿnh.
“Những tính toán kiểu vô căn cứ như vậy thật vô trách nhiệm. Thực tế là nếu khả năng nhanh nhất có thể xảy ra th́ cũng phải đến cuối năm 2012, Iran mới có đủ lượng uranium làm giàu ở mức 20% để sản xuất một vũ khí hạt nhân. Ngay cả khi đă có đủ uranium ở mức độ có thể chế tạo bom th́ Tehran cũng phải mất nhiều thời gian để chuyển hóa chúng từ dạng khí sang rắn, sau đó thu nhỏ để có thể ghép vào đầu tên lửa”, ông Mark Fitzpatrick nhấn mạnh.
Nhận định xa hơn nữa, lănh đạo t́nh báo quân sự Israel Aviv Kochavi cho rằng, với một số khó khăn trước mắt, Iran sẽ phải mất khoảng hai năm mới có thể sản xuất bom nguyên tử.
Tuy nhiên, không phải duy chỉ có chuyên gia Jones đánh giá cao chương tŕnh hạt nhân của Iran. Một báo cáo mới đây của Trung tâm chính sách hai đảng Mỹ cho rằng, Iran có thể chế tạo được 20kg uranium được làm giàu ở mức độ cao, lượng uranium đủ để sản xuất một đơn vị hạt nhân trong ṿng hai tháng.
Dẫu sao, báo cáo này vẫn thận trọng khi nhận định, hiện vẫn chưa rơ là Iran làm chủ được công nghệ chuyển hóa uranium ở mức độ cao thành vũ khí hay chưa. “Thông thường th́ sau khi tiếp cận công nghệ đó th́ phải mất 6 tháng mới có thể thực hành được”, báo cáo lưu ư.
Ngay cả giới phân tích c̣n “ông nói gà, bà nói vịt” th́ làm sao các nhà lănh đạo có cơ sở để cáo buộc Iran. Đó cũng là lư do v́ sao v́ chương tŕnh hạt nhân gây tranh căi này, Tehran và phương Tây cứ chơi tṛ dền dứ và vờn nhau bằng hàng loạt tuyên bố “có – không” suốt từ trước đến nay. Điểm đặc biệt của tṛ chơi này là nó có thể luôn bắt đầu lại và chẳng biết đến khi nào mới kết thúc.
Trà My (theo Reuters, AP)