Người Việt có thói quen hối lộ và họ cũng đem nó đi theo khi sinh sống ở nước ngoài. Không phủ nhận rằng, trong những năm khi nền kinh tế Đông Âu tranh tối tranh sáng chuyển đổi sang kinh tế thị trường, việc này đă giúp họ giải quyết nhanh chóng và thuận tiện nhiều vấn đề.
Phạt lái xe (ảnh minh họa, nguồn: polcija.pl).
Thông thường nhất là các vụ hối lộ cảnh sát giao thông. Khi vi phạm, lái xe thường đề nghị cảnh sát "cưa đôi" mức phạt thành 50/50, nghĩa là thay v́ viết vé phạt, cảnh sát giao thông lấy 50% số tiền phạt và hai bên vui vẻ đường ai người ấy đi.
Hiện nay, thói quen này đă tới lúc cần phải xem xét, khi sự minh bạch trong giới công chức Ba Lan ngày càng được nâng cao, ư thức những người thực thi công vụ cũng ngày một thay đổi và lương cảnh sát hiện đă ở mức khá cao trong xă hội.
Gần đây, trên trang strazmiejska.kei.pl có đăng tin về một vụ người Việt hối lộ cảnh sát với số tiền khá “nực cười”. Sự việc xảy ra hôm 26/10/2011, khi lực lượng cảnh vệ trên một cây cầu bắc ngang sông Wisla ở thủ đô Warszawa đă bắt một người Việt Nam vi phạm giao thông khi đi vào làn đường cấm. Người Việt 33 tuổi được mô tả là nói sơi tiếng Ba Lan đă quyết định hối lộ bằng cách kẹp 80 zuaty (khoảng 20 eur) vào giấy tờ xe. Anh này sau đó đă bị giữ tại đồn cảnh sát qua đêm để giải quyết.
Không trả mức tiền phạt nhỏ có khi thành "lỗ" (ảnh: gazetaprawna.pl).
Kinh nghiệm cho thấy rằng, những vụ như vậy thường bị xử án tù treo từ vài tháng tới vài năm. Mặc dù việc "treo" sẽ không ảnh hưởng ǵ tới việc đi làm để kiếm sống nhưng nó sẽ gây nhiều rắc rối trong trường hợp muốn gia hạn cư trú, xin cấp giấy phép định cư, hay giải quyết một số giấy tờ với nhà nước Ba Lan.
Ngày nay, tất cả các vi phạm pháp luật, dù nhỏ nhất, đều được hệ thống máy tính lưu trữ đầy đủ và chỉ cần một cái án treo cũng đủ gây phiền toái cho những người nước ngoài. Mỗi lần bị ṭa gọi lên, chi phí dành cho luật sư và phiên dịch đều lớn gấp cả chục lần số tiền hối lộ, khiến chỉ v́ mạo hiểm "cưa đôi" một khoản tiền quá nhỏ mà thành ra có ngày tiền mất tật mang.
Vũ Dương – vietinfo.eu