Trung Quốc hiện đang xây dựng nhiều dự án hạ tầng hoành tráng, trị giá hàng trăm thậm chí là hàng tỷ đô la trong bối cảnh ngày càng nhiều người đổ về các thành phố, gia nhập tầng lớp trung lưu.
Theo nhiều nguồn tin, kính viễn vọng Pingtang (Bình Đường) sẽ trở thành kính viễn vọng radio lớn nhất thế giới khi nó hoàn thành vào năm 2016. Công trình có chi phí ước tính lên tới 102 triệu USD.
Phòng thí nghiệm phóng xạ xincrotron Thượng Hải: Đây là cơ sở nghiên cứu có chi phí xây dựng lớn nhất Trung Quốc, lên tới 176 triệu USD. Nơi đây thực hiện các thí nghiệm khoa học lớn của Trung Quốc.
Nhà hát Opera Quảng Châu: Với phí xây dựng 200 triệu USD, đây là một trong 3 nhà hát lớn nhất Trung Quốc, do khiến trúc sư Zaha Hadid thiết kế.
Dự án điện lưới Hải Nam: Dự án 368 triệu USD, là dự án lưới điện ngầm vượt biển đầu tiên của Trung Quốc. Nó sẽ kết nối đảo Hải Nam của Trung Quốc với đại lục.
Đường hầm Qinling: Dự án 473 triệu USD này là đường hầm cao tốc dài nhất Trung Quốc, 18,02km.
Đường sắt Kashgar-Hotan: Dự án đường sắt 717 triệu USD kết nối tất cả các thành hố và thị trấn ở Lòng chảo Tarim tây nam Trung Quốc.
Trụ sở đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, 760 triệu USD, là tổ hợp gồm 6 cấu trúc thẳng đứng, được ví như “gã” say rượu “chệnh choạng” giữa Bắc Kinh.
Dự án thủy điện Tianhuangping, 900 triệu USD, là dự án thủy điện lớn nhất châu Á, giúp cung cấp điện cho miền đông Trung Quốc.
Dự án trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải, là tổ hợp chứa khách sạn cao thứ hai thế giới, có mức đầu tư lên tới 1,1 tỷ USD. Park Hyatt Thượng Hải nằm ở trên tầng 79.
Dự án Ngọc trai Baltic, là dự án phát triển ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc, với kinh phí 1,3 tỷ USD. Nó bao gồm các khu dân cư, thương mại bên ngoài St. Petersburg, Nga.
Cầu sông Vũ Hán Tianxingzhou Dương tử là đường bộ và cầu đường sắt kết hợp, vượt sông Dương Tử ở thành phố Vũ Hán, trị giá 1,7 tỷ USD.
Đường tàu Nam Kinh hoàn thành vào năm 2005, trị giá 1,7 tỷ USD, phục vụ cho gần 180 triệu người/năm.
Đường hầm và cầu Thượng Hải sông Dương Tử và là cây cầu cáp treo dài thứ năm thế giới, vốn đầu tư 1,8 tỷ USD.
Sân bay Thành Đô Song Lưu, vốn đầu tư 1,9 tỷ USD, tiếp nhận 35 triệu khách mỗi năm.
Nhà ga Vũ Hán, 2,12 tỷ USD, phục vụ cho những chuyến tàu nhanh nhất thế giới, tốc độ 217 dặm/h.