Đường ống IPI - nơi Nga, Trung, Mỹ đối đầu - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 11-20-2011   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Đường ống IPI - nơi Nga, Trung, Mỹ đối đầu

Trong bối cảnh các nước cạnh tranh khốc liệt, t́m kiếm tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, dầu lửa và khí đốt trở càng bị "thèm khát".

Đường ống IPI

Việc xây dựng đường ống có ư nghĩa vô cùng quan trọng trong chính sách năng lượng của tất cả các nước, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga…

Việc thiết kế, chi phí, quá tŕnh thực hiện các dự án đường ống luôn là những vấn đề gai góc, gây nhiều tranh căi. Dự án đường ống Iran - Pakistan - Ấn Độ (IPI) có thể vận chuyển khí đốt từ mỏ South Pars, Iran qua Pakistan sang Ấn Độ, có chiều dài 3.000 km với kinh phí xây dựng dự kiến ở vào khoảng 7,5 tỷ USD.

Năm 1995, Islamabad và Tehran kư một thỏa thuận xây dựng đường ống nối South Pars tới Karachi (trung tâm công nghiệp quan trọng hàng đầu của Pakistan). Chính phủ Iran hiểu rằng, cả Pakistan và Ấn Độ có thể sử dụng nguồn khí đốt này, khi Pakistan giữ vai tṛ vừa là nước nhập khẩu vừa là cầu trung chuyển.

Năm 1999, Iran và Ấn Độ kư một thỏa thuận và đàm phán việc xây dựng IPI (c̣n gọi là “đường ống dẫn ḥa b́nh”). Tuy nhiên, cho tới nay, dự án này vẫn đang bị “treo” bởi các bên chưa đạt được đồng thuận liên quan tới giá, phí trung chuyển…

Việc thực hiện IPI liên quan tới lợi ích của nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ, Trung Quốc và Nga. Thái độ ngập ngừng của Ấn Độ đối với IPI có thể là hệ quả của việc Mỹ gây “sức ép” để lôi kéo New Dehli tham gia các dự án đường ống khác.

Iran và Mỹ

Giới quan sát cho rằng, IPI bị tŕ hoăn do nhiều mối quan hệ “giằng xé”, liên quan tới lợi ích của nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ luôn t́m cách để kiểm soát phần lớn nguồn cung năng lượng của thế giới, thông qua các mỏ khí đốt và dầu lửa ở Azerbaijan, các nước Liên Xô cũ ở Trung Á cũng như việc thiết lập các chế độ đồng minh ở Afghanistan và Iraq.



Cuộc chiến đường ống có thể góp phần định h́nh cấu trúc hệ thống chính trị và kinh tế toàn cầu trong tương lai. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ th́ chiến lược năng lượng của Mỹ cũng bị “ảnh hưởng” nhiều. Do đó, chính sách năng lượng đối với Iran được Chính phủ Mỹ rất quan tâm bởi nó liên quan nhiều tới lợi ích dài hơi của nước này. Iran “kiểm soát” vịnh Péc xích và việc thực thi dự án IPI có thể cản trở các mục tiêu của Washington nhằm “cô lập” Tehran với cộng đồng quốc tế.

Mỹ phản đối mạnh mẽ bất cứ dự án năng lượng nào liên quan tới Iran, bởi lo ngại Pakistan và Ấn Độ bị phụ thuộc vào Iran. Họ tiếp tục chủ động can dự vào khu vực bằng việc ngăn cản các nước tham gia IPI. Trên thực tế, Washington đang tài trợ xây dựng dự án TAPI, chuyển khí đốt từ Turkmenistan thông qua Afghanistan và Pakistan để sang Ấn Độ.

Những dự án có lợi cho chiến lược năng lượng và địa chính trị của Mỹ lại chính là mối quan ngại đối với Nga và Trung Quốc. Trong kế hoạch của Washington, Kabul là một mắt xích quan trọng cho hành lang an toàn các ḍng chảy năng lượng từ biển Caspian tới Pakistan và Ấn Độ. Tuyến đường này có thể làm “lu mờ” các tuyến đường ống của Trung Quốc và Nga đang cung cấp rất nhiều năng lượng cho khu vực.

Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran ảnh hưởng tới chính sách năng lượng của Ấn Độ. Trên thực tế, rất khó để New Dehli mặc cả với Iran về một thỏa thuận năng lượng khi nước này đang phát triển chương tŕnh hạt nhân dân sự với sự đồng ư của Mỹ.

Tiếp nữa, sự nghi kỵ của Ấn Độ với Pakistan “cản trở” các cuộc hội đàm về các dự án năng lượng liên quan tới hai nước, dẫn tới sự “đ́nh trệ” từ Ấn Độ trong tham gia IPI.

Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo của Mỹ, Ấn Độ vẫn tăng cường quan hệ ngoại giao với Iran, cụ thể như việc xây dựng cảng Chabahar - một điểm trung chuyển năng lượng ở miền Nam Iran.

Sự hợp tác này chứng tỏ tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược trong thúc đẩy xuất khẩu của Ấn Độ vào khu vực dù có nhiều điểm hoài nghi về dự án IPI. Thứ nhất, New Dehli và Tehran chưa thống nhất về các mức giá khí đốt. Thứ 2, Ấn Độ vẫn quan ngại về những chi tiết trong kế hoạch vận chuyển của Iran qua Pakistan khi hai nước chưa thống nhất được các địa điểm mà đường ống này đi qua.

Với Pakistan, Ấn Độ có hai điểm quan ngại là phí trung chuyển và sự gián đoạn có thể xảy ra trong quá tŕnh hoạt động. Ấn Độ lo lắng rằng, nếu những căng thẳng ngoại giao xảy ra với Pakistan hay xung đột về khu vực Kashmir tái diễn, Pakistan có thể cho ngừng ḍng chảy sang Ấn Độ, tương tự việc Nga làm với Ukraine năm 2006 và 2009.

Với Pakistan, nước này quan ngại sự trỗi dậy và gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ. Là điểm trung chuyển, cung cấp năng lượng cho Ấn Độ khác nào “nối giáo cho giặc”. Pakisan cần có năng lượng, tuy nhiên Tehran sẽ không cung cấp nếu không có sự tham gia của bên thứ 3.

Do đó, “con bài” mà Islamabad tính tới chính là Trung Quốc - đồng minh truyền thống của họ, đồng thời là “kẻ thù” của New Dehli. Trung Quốc tham gia IPI sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Islamabad hơn là Ấn Độ, xét trên cả phương diện kinh tế lẫn chính trị và ngoại giao.

Với Trung Quốc, dự án này vừa đem lại cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít nguy cơ. Với việc trở thành “nhân vật chính”, Bắc Kinh có thể tạo ra “trục năng lượng” mới, vừa đa dạng hóa nguồn cung, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đang “khát” năng lượng, vừa gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Tuy nhiên, sự bất ổn về chính trị tại những nơi mà đường ống này đi quan cũng là vấn đề khiến lănh đạo Bắc Kinh đau đầu.


Thông qua dự án này, Bắc Kinh muốn gia tăng sức ép với Nga trong các cuộc đàm phán sắp tới liên quan tới giá cả và các đường ống dẫn khí đốt nối khu vực Đông Siberia và Trung Quốc. Cũng giống châu Âu, Bắc Kinh không muốn quá phụ thuộc vào Moscow trong vấn đề năng lượng.

Việc tham gia các dự án năng lượng ở châu Á cũng giúp Bắc Kinh dần gia tăng ảnh hưởng mà mục tiêu chiến lược “chuỗi ngọc trai” đề ra.

Lợi ích của Nga

Moscow quyết tâm duy tŕ vị trí là nhà cung cấp năng lương hàng đầu cho thị trường châu Âu; đồng thời tích cực t́m kiếm các cơ hội “kiếm tiền” mới. Phần lớn các cơ sở kinh tế của nước này đều dựa vào các công ty năng lượng và cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp dầu lửa, khí đốt thiên nhiên.

Moscow sẵn sàng ủng hộ việc thiết lập đường ống dẫn IPI nhằm trung chuyển khí đốt của Iran sang các thị trường phương Đông hơn là phương Tây, nhằm tránh sự cạnh tranh tiềm tàng của Tehran tại thị trường truyền thống này. Từ đó, sự “thống trị” của Nga trong vận chuyển năng lượng từ khu vực biển Caspian có thể được đảm bảo.

Hơn nữa, Nga rất hứng thú với việc tạo ra một hành lang năng lượng Nam-Bắc cũng như thiết lập các mối quan hệ thương mại gần gũi hơn giữa Nam Á và châu Âu thông qua lănh thổ của Nga. Moscow nhận định, Pakistan, Ấn Độ và Iran cũng hứng thú tham gia các kế hoạch năng lượng và thương mại này.

Do đó, lợi ích chiến lược của các nước lớn trong xây dựng những hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt đang khiến cuộc đua cạnh tranh năng lượng tại Trung và Nam Á diễn ra hết sức quyết liệt, h́nh thành nên một “cuộc chơi mới” giữa các “ông lớn” tại khu vực này.

Thế Phương
Theo ĐấtViệt
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tg_18.11_Iran1.jpg
Views:	14
Size:	9.6 KB
ID:	335623
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05514 seconds with 12 queries