Gia đình ông Trần Văn Sáng (ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đang sở hữu một cây cóc “lạ” với nhiều chùm trái nặng trĩu.
Cây cóc “siêu” trái này khoảng 30 năm tuổi, trái rất sai và kết thành từng chùm, mỗi chùm từ 150-1.100 trái (nhiều gấp 15-55 lần so với cóc xanh địa phương).
Gần cuối mùa cóc, trái đã chín và rụng nhiều nhưng cây cóc “lạ” của ông Sáng vẫn còn sai trái.
Ông Sáng cho biết, cóc “siêu” trái này chùm to nhất đạt trọng lượng tới 17kg, nhỏ nhất 2kg. Cây cóc này mỗi năm cho một đợt trái khoảng 1 tấn. Do trái sai nên không ít lần cây bị gãy nhánh. Thịt trái cóc này ít chua, ít xơ, tuy nhiên trái rất nhỏ (60-70 trái/kg) so với cóc xanh trồng ở địa phương (7-14 trái/kg).
Nhiều người dân xin hột cóc này về trồng nhưng trái không sai và chùm không to như vậy.
Ông Sáng cũng cho biết, mua cùng giống (cóc xanh), trồng cùng lúc, cùng mảnh vườn với cây cóc “siêu” trái này còn có gần 40 cây cóc khác nhưng cho trái bình thường, chỉ riêng cây cóc này từ khi cho trái đến nay năm nào trái cũng sai như vậy, trong khi ông không dùng bất kỳ loại phân, thuốc kích thích nào cho cây.
Nhiều người dân xin hột cóc này về trồng nhưng trái không sai và chùm không to như vậy.
Theo Tuổi trẻ