Giữa lúc căng thẳng với Mỹ đang leo thang quanh hệ thống AMD, Nga đă tiến hành một dự án hợp tác quân sự với Cuba, đồng minh từ thời chiến tranh Lạnh.
(ĐVO)Theo
Kommersant, các nhà thầu Nga sẽ cung cấp thiết bị sản xuất súng trường tấn công cỡ đạn 7,62mm. (>> chi tiết) Ngoài ra kế hoạch này, Cuba c̣n nhận được giấy phép và công nghệ tái chế các loại đạn dược đă qua sử dụng. Nguồn tin cũng cho biết các quan chức Havana quyết định mua các thiết bị sau khi tới thăm một dây chuyền sản xuất tương tự ở Venezuela (>> xem thêm).
Các nhà sản xuất vũ khí của Nga hy vọng sẽ giành được hợp đồng nâng cấp toàn bộ vũ khí trong tương lai theo kế hoạch được đưa ra vào cuối những năm 1970, đầu năm 1980 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô.
Vladimir Anokhin, Phó Chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị, không cho rằng việc Nga kư hợp đồng quân sự với Cuba là “câu trả lời” trước kế hoạch triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ. “Đây chỉ là hợp đồng thương mại b́nh thường của Rosoboronexport”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Anokhin cũng nhấn mạnh, tại thời điểm này không ai có thể ngăn cản sự phát triển quân sự Nga - Cuba. “Là một quốc gia có chủ quyền, chúng tôi không bị cản trở trước bất kỳ lệnh cấm vận nào của Mỹ. Mỹ không có quyền cấm Nga giao thương với Cuba. Nếu vậy Mỹ mới là nước gặp rắc rối”, ông Anokhin cho biết.
Mỹ vẫn duy tŕ lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ đối với Cuba. V́ vậy, các công ty của Nga có ư định cung cấp vũ khí cho Havana, đang đối đầu với Mỹ.
Nga sẽ cung cấp vũ khí mới cho Cuba?
Cuba vốn là đồng minh của Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh với số vũ khí cung cấp cho Havana lên tới 16 tỷ USD. Khi đó, siêu cường thứ 2 thế giới đă cung cấp xe tăng, máy bay chiến đấu MiG, trực thăng, hệ thống pḥng vệ pháo trên không, tàu ngầm, các loại vũ khí nhỏ và các thiết bị liên lạc khác.
Sự sụp đổ của Liên Xô và những khó khăn về kinh tế mà nước Nga phải đối mặt khiến quan hệ quân sự và thương mại với Cuba bị ảnh hưởng. Năm 2001, Nga đă đóng cửa trạm radar ở Cuba, căn cứ quân sự cuối cùng của Nga tại đây.
Tuy nhiên, cuối những năm 2000, Moscow và Havana bắt đầu tái thiết lập quan hệ ở rất nhiều cấp độ. Vào tháng 9/2008, 2 máy bay ném bom chiến lược của Nga tới Venezuela. Các nhà lănh đạo không quân nước này cũng tới thăm Cuba và tuyên bố có thể sẽ tái nâng cấp căn cứ ở đảo La Orchila, cho phép máy bay Nga tuần tiễu khu vực Caribbean.
Cũng trong năm 2008, chỉ huy quân đội Nga tới thăm Cuba để duyệt lực lượng pḥng không. Bước tiến này được các nhà quan sát đánh giá là “câu trả lời” của Nga với chính quyền Tổng thống Bush khi triển khai kế hoạch hệ thống chống tên lửa đạn đạo ở châu Âu.
Phan Anh (theo Defence Talk)