GIÁO SƯ NGUYỄN CHÂU
Cali Today News - JOEL BRINKLEY, một giáo sư tại Đại Học Stanford Hoa Kỳ, từng được giải Pulizer, cựu phái viên hải ngoại của báo New York Times, đă đưa lên Chicago Tribune’s website một bài viết thuật lại cuộc hành tŕnh 10 ngày xuyên Việt Nam của ông ta với kết luận rằng “Người Việt Nam ăn thịt chuột nên trở thành hung hăng hiếu chiến”.
Ông Giáo sư Stanford này đă viết “Mặc dù đă có sự thành công về kinh tế, nhưng sự thèm ăn của người Việt Nam vẫn độc đáo, kỳ cục”("Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique")

Photo courtesy: tuoitrenews.vn
Ông Joel Brinkley kể lại rằng trong cuộc hành tŕnh tại Việt Nam này ông đă quan sát sự chết của những con sóc, chim và chuột. Ông viết như thế này “Bạn sẽ không tiêu phí nhiều thời gian tại Việt Nam trước khi bạn để ư thấy có một cái ǵ bất thường. Bạn không nghe chim hót, không thấy những con sóc chạy trên các cành cây hoặc thấy những con chuột nhốn nháo giữa những rác rưởi. Không có con chó nào được dắt ra đi trên đường. Nói tóm lại, bạn thấy hoàn toàn không có con thú hoang dă nào cũng như không có loài vật được nuôi trong nhà. Tất cả các loài vật ấy đă đi đâu hết? Bạn sẽ bị kinh ngạc khi biết: Hầu hết chúng đă bị ăn thịt.”
(Nguyên văn: "You don't have to spend much time in Vietnam before you notice something unusual. You hear no birds singing, see no squirrels scrambling up trees or rats scurrying among the garbage. No dogs out for a walk.
"In fact, you see almost no wild or domesticated animals at all. Where'd they all go? You might be surprised to know: Most have been eaten.")
Ông Giáo Sư Stanford này đă đưa ra hai nhận định sau đây:
1. "World Wildlife Fund describes the state as the world's greatest wildlife malefactor." (Quỹ Bảo Vệ Thú Hoang Dă Thế Giới đă mô tả quốc gia này là nơi tàn ác nhất thế giới đối với thú hoang dă!”
2. “Người Việt Nam có khuynh hướng hiếu chiến v́ thích ăn thịt – đặc biệt là thịt chuột, chim và chó” (Vietnam's "aggressive tendencies" are tied to its penchant for eating meat -- particularly rats, birds and dogs)
Những kết luận hồ đồ, thiếu cơ sở khoa học (cả nhân văn lẫn thực nghiệm) đă làm cho người Việt Nam và nhiều người khác trên thế giới phẫn nộ. Chưa nói đến vấn đề kiến thức văn hóa căn bản mà “vị” giáo sư Stanford, giải thưởng Pulizer này đă và đang có, mọi người cũng đă thấy rằng đây là một nhận định mang tính chất kỳ thị và thái độ hiếu chiến tấn công trực tiếp vào một nền văn hóa. Đây là một hành động không thể dung thứ được. Bởi v́ Joel Brinkley đường đường là một giáo sư của Đại Học danh tiếng Stanford, một khôi nguyên Giải Pulizer chứ không phải là “đồ bỏ đi”.
Có lẽ v́ vậy mà Ban Điều Hành của Tribune Media đă đưa ra một thông cáo nói rằng “bài báo nói trên (của Joel Brinkley)không đáp ứng các tiêu chuẩn của báo chí, v́ nó không được Ban Biên tật duyệt qua.
“Chúng tôi lấy làm tiếc v́ đă xảy ra chuyện này, và chúng tôi sẽ thận trọng để bảo đảm rằng trong tương lai quá tŕnh biên tập sẽ luôn được thực hiện.”
Tục ngữ Việt Nam có câu “Một người làm xấu cả bậu mang nhơ” không biết các giáo sư đồng nghiệp của Joel Brinkley đă nghĩ như thế nào về việc làm của đồng nghiệp Joel Brinkley?
Không ai có thể ngờ rằng một vị Giáo sư Đại Học Stanford lại có một “công tŕnh nghiên cứu thiếu thực nghiệm, thiếu cơ sở tâm sinh lư học như thế. Tôi không biết rơ ông Joel Brinkley dạy môn ǵ ở Đại Học Stanford, nhưng qua những kết luận hồ đồ, tổng quá hoá thiếu luận lư (illogique), thiếu quan sát và thí nghiệm... th́ người ta thấy rơ rằng vị giáo sư này đă thiếu một số kiến thức về môn Tâm Sinh Lư Học (Psychophysiology/ nghiên cứu về tương quan giữa Tâm Lư và sinh lư/ về ảnh hưởng về các chất trong cơ thể đến hành vi con người).
Ông cáo buộc rằng “người Việt Nam v́ có khuynh hướng ăn thịt (nhất là thịt chuột, thịt chim và chó) nên có khuynh hướng hiếu chiến”. Chính cái kết luận hồ đồ này đă tố cáo sự thiếu kiến thức khoa học nhân văn và thực nghiệm của ông Giáo sư Joel Brinkley. Có lẽ ông không hề biết Lamarck, hoặc Darwin và thuyết tiến hóa, cũng không theo dơi các công tŕnh nghiên cứu Tâm Sinh Lư Học trên Cambridge Journals Online vân vân nên mới phạm những khuyết điểm trầm trọng như vậy.
Đúng thế, Brinkley nói ông đă đi xuyên suốt Việt Nam trong 10 ngày. Mười ngày trên một con đường thiên lư Nam-Bắc hơn 2,000 km (khoảng 1,300 miles), ông đi bằng ǵ và quan sát theo phương pháp nào? Ông đă đi qua những thành phố nào? những khu rừng nào và dừng lại được bao lâu kết luận rằng “không nghe chim hót, không thấy những con sóc chạy trên các cành cây hoặc thấy những con chuột nhốn nháo giữa những rác rưởi. Không có con chó nào được dắt ra đi trên đường. Nói tóm lại, bạn thấy hoàn toàn không có con thú hoang dă nào cũng như không có loài vật được nuôi trong nhà.”
Ông nói là :”khộng có con chó nào được dắt ra dường cả” để chứng minh là không có chó nuôi trong nhà! Thật ông quá ngây ngô nếu không muốn nói là dốt về văn hóa Việt Nam. Người Việt nuôi chó không phải để “dắt đi chơi ông Brinkley ạ, họ nuôi chó để giữ nhà và có thể để dọn phân con trẻ nữa. Ngoài ra chó ở Việt Nam được thả rong, không cần thiết chủ nhà phải “Walk a dog” như ở Mỹ.
Ông giáo sư Stanford đặt câu hỏi “Tất cả các loài vật ấy đă đi đâu hết?” và tự trả lời “Bạn sẽ bị kinh ngạc khi biết: Hầu hết chúng đă bị ăn thịt.”
Đúng là nói ṃ! Ngưới Việt ít ai ăn thịt sóc, thịt chuột, chỉ có người nghèo khó không mua được thịt ḅ, heo, gà mới dùng đến chuột. C̣n thịt chó th́ là món thích khẩu của một số người, đa số là người miền Bắc. Người ta cũng nuôi chó để ăn thịt giống như một vài vùng ở miền Tây Trung quốc. Họ ăn thịt chó vào mùa Thu và Đông v́ cho là bổ phổi. Không ăn vào mùa hè.”
Điều quan trọng nhất cần nói với ông Joel Brinkley là chưa có một nghiên cứu nào về tương quan giữa thái độ hiếu chiến nơi con người và việc ăn thịt cả. Theo thống kê th́ Hoa Kỳ là quốc gia có dân ăn thịt đông thứ nh́ thế giới, giáo sư Brinkley có biết không?
Một phó Giáo sư Môi Sinh con người tại trường Đại Học Rutgers và là chuyên gia Bảo Tồn Sinh vật Hoang dă tại Việt Nam, bà Pamela McElwee nói “Tôi không hiểu là tại sao ông ta (Joel Brinkley) lại có thể đi từ việc không thích người ăn thịt chó, thịt chuột đến ư tưởng liên quan đến việc bảo tồn thú vật hoang dă tại Việt Nam. Bà Pamela McElwee cũng chỉ trích việc liên kết thói quen ăn thịt của người Việt Nam với sự hiếu chiến. Bà nói rằng tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đă phải lâm vào cảnh chiến tranh.”
Trong một cuộc phỏng vấn sau khi bị chỉ trích, Brinkley nói ông ta đă rút kết luận từ mười ngày quan sát của ông tại Việt Nam. “Tôi đi với một nhóm và đó là nhận xét mà tất cả chúng tôi cùng có đó là không có đời sống hoang dă tại Việt Nam.”
Trên Website báo chí JimRomenesko.com, Brikley biện bạch cho khẳng định của ông rằng thói quen ăn thịt làm cho người Việt Nam hiếu chiến hơn các dân tộc láng giềng Đông Nam Á. “Thức ăn hàng ngày đơn giản giàu chất protéin sẽ làm cho bạn cường tráng hơn kẻ khác, tại Lào, Căm-bốt và các nước Đông Nam Á khác người ta ăn gạo và rất ít thứ khác. Do đó mà một nửa số trẻ em Lào lớn lên bị c̣i cọp, ngay cả hiện nay. Tại Căm-bốt th́ tỷ lệ bày là 40 phần trăm. Có nghĩa là họ tăng trưởng ngắn hạn và không mạnh mẽ lắm. Cũng có thể do đó mà họ sẽ ít hiếu chiến hơn người Việt Nam chăng? Tôi nghĩ như vậy.”
Tôi nhận thấy rằng giáo sư Đại Học Stanford Joel Brinkley càng chống chế càng ḷi cái dốt của ông ra. Xin hỏi ông “Khờ-me đỏ có phải người Căm- bốt không? Ông có biết con người Polpot như thế nào không?
Ông có biết thực phẩm chính của người Việt Nam là ǵ không? Người Lào ăn xôi, th́ người Việt Nam ăn cơm, cũng từ “rice” mà ra đấy ông giáo sư Brinkley ạ. Ngoài ra, đa số người Việt Nam hiện nay dưới chế độ cộng sản không có nhiều thịt mà ăn đâu, làm sao nói là có thói quen! Tầng lớp cán bộ cao cấp và đại gia mới ăn nhiều thịt. Chắc ông giáo sư đă được bọn này tiếp đón, đăi đằng nên mới suy ra là dân Việt Nam có thói quen ăn thịt!
Tâm tính của một dân tộc tùy thuộc vào ṇi giống, hoàn cảnh sinh hoạt và phong thủy của khu vực chứ không phải do thức ăn. Ông giáo sư Brinkley chắc chắn không ăn thịt chó, thịt chuột, nhưng sao cách ăn nói của ông không nhă nhặn hiền lành một chút nào cả?
Ông nên biết là cái kết luận hồ đồ, thiếu cơ sở nghiên cứu, thiếu kiến thức tối thiểu về văn hóa địa phương của ông là một thái độ hiếu chiến tấn công trực diện vào văn hóa của một dân tộc khác (dù ông chối rằng “which was not my intention”) cũng ít ai tin được.
Có người suy đoán rằng: “Có lẽ ông đă bị một nhóm cán bộ cộng sản Việt Nam nào đó, chẳng những chúng không cho phép ông dẫn đoàn người của ông đến quan sát một số nơi nào đó, mà c̣n dứt khoát xua đuổi ông với thái độ thô bạo, nên ‘Thua me gở bài cào” khi về Mỹ, ông viết bài đăng báo để rửa hận và trả đũa. Giận mất khôn, ông giáo sư Stanford này đă vơ đũa cả nắm, phạm sai lầm trầm trọng về phương diện nghiên cứu và liêm sĩ trí thức.
BẰNG CẤP, CHỨC VỊ VÀ GIẢI THƯỞNG KHÔNG THỂ BẢO ĐẢM LÀ CÓ ĐỦ KIẾN THỨC: ĐÓ LÀ TRƯỜNG HỢP JOEL BRINKLEY CỦA ĐẠI HỌC STANFORD
NGUYỄN CHÂU