Những ǵ xảy ra cho gia đ́nh ông tỷ phú làm chủ đồn điền cao su lớn thời đó ở miền Đông Nam Bộ gây hoang mang cho nhiều người.
Trước hết là về cái chết thương tâm của cô con gái đầu của ông, cô Nguyễn Thị Hạnh khi tự lái xe rồi đâm xuống cầu Cỏ May, trên đường đi Vũng Tàu chết thảm cùng vài người bạn gái khác. Điều đó chẳng những làm cho thiên hạ hoang mang mà c̣n kèm theo một số những lời đồn đoán chẳng biết hư thực ra sao.
Theo dấu những người "hời"
Nhưng vào thời đó, tức vào những năm cuối thập niên 50 đầu 60, dư luận nói chung ở miền Nam rất quan tâm đến những vụ việc gây scandal như vậy. Có hai luồng dư luận đồn đại chuyện đó như sau: Thứ nhất, họ cho rằng, cô con gái của tỉ phú Nguyễn Đ́nh Quát sở dĩ bị tai nạn thảm khốc là do bởi chiếc xe Peugeot đă bị một ai đó, có thể là người cạnh tranh trên thương trường, lại có thù oán với ông Quát nên làm biến đổi chiếc xe ấy thế nào đấy. Cho nên dù là xe mới nhưng khi trên đường chạy đi du lịch từ Sài G̣n ra, vừa tới cầu Cỏ May, là cây cầu chỉ cách băi tắm Vũng Tàu chưa đầy năm cây số th́ bỗng lạc tay lái, tất cả người đi trên xe đều bị chết. Thứ hai là chuyện thần bí liên quan đến câu nói của người "Hời" mà tôi đă nghe được.
Thời ấy, chưa ai kiểm chứng cho những lời đồn ấy là thật hay không, nhưng dẫu sao cùng lúc cách nhau không lâu mà trong gia đ́nh một nhà giàu có, nổi tiếng như ông Nguyễn Đ́nh Quát lại xảy ra hai sự kiện quá lớn như vậy, khiến cho người ta không tin không được. Cái thứ nhất là công cuộc làm ăn của ông Nguyễn Đ́nh Quát bỗng dưng bị khựng lại, rồi lần hồi dẫn tới những dấu hiệu đi xuống một cách khó hiểu, trước khi đại nạn của cô con gái ông xảy ra.
Hai đại nạn này đâu phải ngẫu nhiên xảy đến cho một gia đ́nh mà không có nguyên nhân?.
Trở lại chuyện tôi đă kể ở bài đầu tiên liên quan tới những người "Hời" bán thuốc và những vật dụng mang từ rừng núi trên đường phố Sài G̣n với câu nói thật bất ngờ đầy bí hiểm: "Ủa cái ông này bị yểm bùa rồi mà chưa chết sao?", đă khiến cho tôi hôm đó đang ngồi uống cà phê ở hàng hiên nhà hàng Kim Sơn góc Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực, đă phải bật dậy bước theo những người "Hời" có hành tung kỳ lạ đó. Và tôi đă không uổng công, bởi v́ ngay chiều hôm ấy, tôi đă lần t́m được chỗ cư ngụ của hai người "Hời" nói trên. Họ về Sài G̣n đâu có chỗ thân quen ǵ để tá túc, cho nên nơi họ ngả lưng để ngày mai lại tiếp tục cuộc bán buôn khác thường là nhà ga xe lửa Sài G̣n.
Nếu ai đă từng ở Sài G̣n vào những năm từ thập niên 1950 trở về trước th́ đều biết, ga xe lửa Sài G̣n lúc ấy không nằm ở ga Ḥa Hưng như ngày nay, mà nó nằm tại đầu công viên 23/9 bây giờ, tức ngay chỗ mũi tàu đường Lê Lai và Phạm Ngũ Lăo hiện nay. Nơi đó có một nhà ga lớn mà hành lang của nó rộng thênh thang. Cho nên những dân bụi đời, dân đánh giày, bán báo và không thể thiếu những người "Hời" từ vùng núi rừng về đi bán buôn lang thang. Tối họ về đó tá túc ngủ vật vạ, để rồi ngày mai lại bung ra khắp nơi khắp chốn của thành phố Sài G̣n rộng lớn mà kiếm sống. Tôi thật vất vả và khéo léo lắm mới hỏi thêm một vài câu với hai người "Hời" lúc ban chiều.
Lúc đầu, họ nghi ngại, nên không trả lời ǵ cụ thể khi nghe tôi hỏi: "Anh chị về đây có đông người không và lúc nào th́ trở về trên đó". Tất nhiên, với cách hỏi như vậy, tôi không thể nào cạy miệng họ được để họ nói rơ ràng hơn. Nhưng cũng may cho tôi là ngay tối hôm đó, trong lúc tôi c̣n đang lần khần gần hai người "Hời" ấy để ḍ la thêm, th́ thật bất ngờ, tôi gặp một người đàn ông đứng tuổi với vẻ mặt phong trần. ông ta có lẽ năy giờ đă nh́n ngắm tôi, quan sát tôi khá kỹ cho nên đến khoảng trời hoàn toàn sập tối, th́ ông ta tiến lại gần tôi vừa hỏi: "Hồi năy, anh hỏi ǵ mấy người "Hời" mà họ lắc đầu nguầy nguậy không đáp?".
Người đàn ông nắm giữ nhiều bí mật
Rồi có lẽ để tôi không nghi ngại, nên người đàn ông đó giới thiệu liền: "Tôi có biết những người này và chính tôi vừa qua đă cùng đi với họ từ trên Hớn Quảng - Lộc Ninh (tỉnh B́nh Phước) về đây. Tôi biết rành họ bán buôn lặt vặt như vậy, nhưng khoảng ba bốn ngày mới trở về trên ấy. Phải chăng anh muốn t́m hiểu ǵ về phum sóc của họ hay không? ". Tôi "đánh hơi" được đây có thể là đầu mối để cho ḿnh khai thác cho nên nói thật ḷng: "Nói thiệt với anh, t́nh cờ tôi có nghe họ nói là họ có biết ông tỉ phú Nguyễn Đ́nh Quát, người vừa ra tranh cử Tổng thống đối đầu với ông Ngô Đ́nh Diệm. Nên tôi muốn t́m hiểu thêm về quá khứ của ông Quát, bởi vậy tôi mới hỏi họ vài điều, tuy nhiên họ lắc đầu không chịu nói".
Người đàn ông đó tỏ ra cởi mở và cũng thích tán chuyện cho nên anh ta đă mau miệng nói: "Vậy anh cũng có muốn hỏi chuyện tôi về vụ đó hay không?". Kinh nghiệm nghề nghiệp đă thúc đẩy tôi gật đầu nhanh. Tôi mời anh ta tới ở một quán có bia bọt gần đó với lời chiêu dồ: "Vậy th́ hay quá, và nếu anh không ngại, th́ tôi xin được làm quen và xin mời anh chầu bia cho vui rồi chúng ta nói thêm một số chuyện. Thú thiệt với anh tôi là kư giả tôi đang quan tâm đặc biệt tới con người nhà tỷ phú này. Vậy anh biết ǵ có thể cho tôi nắm thêm tôi cảm ơn vô cùng!".
Tôi cũng không ngờ sau đó khi hai chúng tôi ngồi ở quán bia ở góc đường Nguyễn An Ninh và Trương Công Định, (quán Mỹ Xuyên) th́ anh ta đă rất chân t́nh cho biết: "Không giấu ǵ anh, trước đây tôi từng làm cai thợ ở đồn điền ông tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát đó ở Hớn Quảng. Tôi là dân chuyên nghiệp cạo mủ. Có thể nói là ngay từ ngày đầu ông ấy khởi nghiệp làm chủ đồn điền cao su th́ đă có mặt tôi, cho nên tôi chứng kiến sự phất lên tột đỉnh của ông ấy, cho đến những ngày gọi là... ông ấy bắt đầu sa cơ! ". Anh ta tên là Tám Tồ, một con người chất phát, bộc trực và h́nh như có nhiều điều ẩn chứa trong ḷng muốn được bộc lộ ra.
Hôm đó tôi chính là người đă găi đúng vào chỗ ngứa, khiến anh ta không khảo mà khai bằng câu hứa hẹn: "Tôi sẽ cho anh biết nhiều thứ...". Sau khi uống với tôi hết một chai bia Bière Larue với đĩa tôm khô củ kiệu, th́ đă tuôn ra nhiều điều, mà những ḍng tôi ghi ra sau đây chính là lời của anh ta: Tôi (tức Tám Tỵ) không thù hằn ǵ với ông tỷ phú ấy, mà phải nói rằng mang ơn ông ấy nhiều là khác. Bởi ngay từ đầu khi ông ấy lên Hớn Quảng lập nghiệp và trở thành người Việt Nam đầu tiên dám xông vào kinh doanh lĩnh vực mà thời buổi đó chỉ có người Pháp mới thành công, hầu như họ độc quyền.
ông Nguyễn Đ́nh Quát lúc chưa nổi tiếng, tức chưa giàu thành tỷ phú th́ nói chung ăn ở, đối xử với mọi người rất tốt, đặc biệt là những người làm công cho ông ta trong đồn điền. Tôi từ một nông dân quèn không biết nghề, được ông ấy đem vào đồn điền cho làm thợ, rồi sau đó lên tổ trưởng tổ thợ và cấp cao nhất của tôi là làm sếp cả một gánh thợ vài trăm người, gọi là cặp rằn. Tôi c̣n được nhà tỷ phú ấy tin tưởng giao cho điều hành cả một lực lượng tuần tra, giữ ǵn an ninh, chống trộm cắp mủ của toàn đồn điền. Dĩ nhiên là tôi đă đem hết sức ḿnh ra để phục vụ.
Bị yểm bùa v́ ân oán thương trường?
Có một lời đồn khác đượm tính huyền bí, nhưng cũng không thể không ghi nhận: Người ta cho rằng, do trong cuộc làm ăn, tranh thương mà ông Nguyễn Đ́nh Quát nổi tiếng là người Việt Nam đầu tiên trở thành tỷ phú, với nghề khai thác đồn điền cao su, khiến người Pháp là những người hầu như độc quyền ngành đó vào lúc ấy cũng phải nể nang, dè chừng cho nên ân oán thương trường có nhiều kẻ thù ra tay ám hại. Mà ám hại bằng cách nào? Có tin vào thời đó rằng, ông bị yểm bùa khiến cho công cuộc làm ăn bị đ́nh trệ, có thể dẫn tới phá sản, hoặc là gây những tai họa cho gia đ́nh ông!
Nhà Văn Người Khăn Trắng
NDT