Mỗi quốc gia sẽ có những nền văn hóa khác nhau, mỗi nền văn hóa ấy sẽ quy định những cách thức hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt khác nhau. Vậy mà có những quốc gia lại tồn tại những hủ tục vô cùng dă man và tàn ác, đe dọa tới tính mạng của nhiều người.
Thiên táng là một tục lệ mai táng rùng rợn tồn tại lâu đời ở Tây Tạng. Thi thể người chết sẽ bị xả ra làm nhiều mảnh nhỏ và mang lên đỉnh núi làm mồi cho các loại động vật, đặc biệt là các loài chim ăn xác thối như kền kền. Những phần cứng c̣n lại như xương sẽ được đập nhỏ, nghiền ra trộn với mạch nha cho lũ quạ và diều hâu ăn. Người Tây Tạng coi kền kền là “thần điểu” nên họ tin rằng người chết sẽ sớm được siêu thoát nếu thi thể được kền kền ăn hết. Chính phủ Trung Quốc đă cấm hủ tục này vào những năm 1960.
Bó chân được xem là nét văn hóa của người Trung Quốc. Tục lệ này có từ khoảng 1.000 năm trước, bắt đầu từ thế kỷ 10 cho tới tận đầu thế kỷ 20. Các bé gái tầm 6 tuổi hoặc nhỏ hơn sẽ được mẹ hoặc bà bó chân trước khi khung xương chân của đứa trẻ có cơ hội phát triển. Trước tiên, bé gái sẽ sẽ được ngâm từng chân trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm nhằm ngăn ngừa sự hoại tử. Sau đó, tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để tránh đâm vào thịt và gây nhiễm trùng sau đó.
Những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5cm dùng để bó chân cũng được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật tương tự. Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ găy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt nước,kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta c̣n tạo ra những vết cắt sâu ở ḷng bàn chân để công việc này được dễ dàng. Bệnh phổ biến nhất thường gặp sau khi bó chân là nhiễm trùng. Móng chân sẽ mọc dài ra, đâm vào thịt làm rữa thịt, đôi khi làm rụng cả ngón chân.
Căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong. Khi trưởng thành, người bó chân có thể gặp nguy hiểm với những vấn đề về sức khỏe.
vbf @ sưu tầm