Bá Chủ Võ Lâm
Join Date: Nov 2006
Location: Sweet Home
Posts: 3,603
Thanks: 1,677
Thanked 1,265 Times in 241 Posts
Mentioned: 244 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 105 Post(s)
Rep Power: 100
|
Thế hệ di dân thứ hai ở Canada thành công về học vấn
Kết quả của một cuộc nghiên cứu và căn cứ vào dữ liệu kiểm tra dân số năm 2001, cho biết con cái của những di dân ngay cả những người không có trình độ đại học, đã học hành tốt hơn lớp đồng trang lứa người Canada không phải di dân.
Tin này được coi như một tin mới lạ và gây ngạc nhiên. Nghiên cứu trên đã tìm ra, nữ giới Canada có nguồn gốc châu Á trong lứa tuổi 25 tới 37 và thuộc thế hệ di dân thứ hai, ở vào thành phần được giáo dục cao nhất trong xã hội Canada và 58% trong số này có bằng cấp đại học, trong khi ấy, nhóm đồng tuổi người Canada không di dân chỉ đạt 25% mà thôi.
Con cái những di dân trong độ tuổi 25 tới 37, về mặt kiếm tiền, cũng nhiều hơn 6% so với lứa đồng tuổi người Canada ở tiêu chuẩn trung bình. Tuy nhiên, không phải không có ngoại lệ, một số nhóm di dân lại không đạt được thành quả như trên, đó là con trai của những di dân gốc Haiti, Jamaica, St. Lucia và các quốc gia khác ở khu vực Caribbean và Châu Mỹ-Latin. Xét về mặt học vấn họ thuộc loại khả quan, với 22% có cấp bằng đại học, trong khi lứa đồng tuổi không phải gốc di dân tỷ số này chỉ là 19%. Tuy vậy, về mặt kiếm tiền, so với mức trung bình ở Canada thì họ thua sút tới 15%. Nhưng chị em gái họ lại đạt thành quả cao hơn, kiếm được nhiều hơn 4% so với mức trung bình ở Canada.
Miles Corak, giáo sư đại học Ottawa và là tác giả của công trình nghiên cứu trên, tuyên bố: "Nghiên cứu này cho thấy rõ hơn tình trạng bất mãn và và phân ly có thể nảy sinh trong xã hội Canada". Nghiên cứu trên dựa vào kết quả kiểm tra dân số của cơ quan Statistics Canada năm 2001 và do viện nghiên cứu về chính sách quốc gia có tên là Research on Public Policy có trụ sở ở Montreal công bố trong tuần đầu tháng 10, 2008.
Giáo sư Corak nói thêm: "Chúng ta có nhiều điều đáng vui, tuy vậy, có một vài chỗ chưa thỏa đáng buộc chúng ta phải nhìn thấu đáo vào các cộng đồng có vấn đề để xem đã có gì xảy ra".
Hoàn cảnh gia đình, trở ngại trên thị trường lao động, sự kỳ thị và nhiều yếu tố khác giúp giải thích tại sao nam giới có gốc Caribbean và Châu Mỹ-Latin, đa số là da đen, lại chỉ đạt thành tựu kém khả quan. Minelle Mahtani, trợ lý giáo sư về địa lý và báo chí tại đại học Toronto, cho rằng do thành kiến dân da đen thường bị coi là mối đe dọa, thất nghiệp và tội phạm. Ông còn nhận xét thêm: "Những thành kiến đó khiến cho tuổi trẻ cảm thấy không mong đợi gì cả ở tương lai và nếm trải sự thất vọng và mặc cảm bị xã hội tách rời. Hậu quả đối với họ là sự buông xuôi tất cả". Đối với phụ nữ da đen thành kiến này rõ rệt hơn nữa. Họ được coi như những cô gái hấp dẫn và ngoại lai.
Di dân gốc Caribbean còn chịu tác hại vì gia đình phân ly hoặc tan vỡ. Nhiều người có chuyên môn giúp việc nhà từ Jamaica tới Canada theo chương trình săn sóc người già, kẻ tật nguyền và trẻ em (Live-in caregiver program) trong thập niên 1980, đã phải bỏ lại quê hương người phối ngẫu và con cái trong nhiều năm rồi mới được đoàn tụ.
Sonia Deacon, của hiệp hội Jamaican-Canadian Association, cho rằng khó mà tìm ra rõ nguyên nhân khiến cho con em di dân gốc Caribbean và Châu Mỹ-Latin không tiến bộ trong học vấn, nhưng sự kỳ thị và thiếu một phái nam gương mẫu trong gia đình là những yếu tố đáng kể. Bà Deacon, hiện đang quản lý một tổ chức bất vụ lợi tại Toronto chuyên giúp di dân hội nhập vào xã hội mới, đã nhận xét về lớp di dân tuổi trẻ kể trên: "Họ có thể đã có mong ước viển vông và tưởng rằng có ngay sự đãi ngộ, vì tin rằng Canada là đất nước tràn đầy sữa và mật ong. Nhưng rồi tới đây họ mới bật ngửa vì gặp bao thử thách trong cuộc sống thực tế". Sự thăng tiến của con em là phần thưởng tốt nhất đối với người di dân.
Phần đông thế hệ di dân thứ nhất tới Canada đã phải vật lộn với sinh kế, học tiếng Anh và học kinh nghiệm làm việc tại Canada. Tuy vậy, họ có kỳ vọng cao vào con cái của họ. Giáo sư Corak nhắc nhở mọi người đừng quên đám trẻ ném bom xăng gây rối loạn ở vùng ngoại ô Paris vào mùa thu năm 2005 là con em di dân mang mặc cảm bị xã hội bỏ rơi. Thành tích của di dân thế hệ thứ hai ở Canada xem ra tốt hơn nhiều, nhất là về đường học vấn. Nghiên cứu kể trên đã tìm thấy có hơn 44% thuộc thế hệ di dân thứ hai trong lứa tuổi từ 25 tới 37 theo học ít nhất 16 năm. Theo tiêu chuẩn này, đối tượng đồng lứa tuổi có cha mẹ sinh tại Canada, chỉ đạt mức 30% mà thôi.
Có tới 72% phụ nữ là di dân thế hệ thứ hai trong lớp tuổi kể trên có việc làm, một tỷ số cao nhất cả nước. Bậc cha mẹ gốc di dân, dù ít học vấn, cũng mong con cái học cao. Khuynh hướng này không thường gặp trong gia đình không phải di dân. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2004 cho biết Canada là một trong ba nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) có trẻ em thuộc thế hệ di dân thứ hai đạt được thành tích cao, hơn hẳn trẻ em bản xứ, trong các cuộc trắc nghiệm về toán và đọc ở cấp tiểu học.
Được biết di dân được kể trong phúc trình của giáo sư Corak tới Canada trước năm 1980 và con em họ gia nhập thị trường lao động vào thập niên 1990. Cũng vì thế, giáo sư không đề cập tới tỷ số con em trong các cộng đồng da đen bỏ học khá cao ở cấp trung học ở Toronto trong những năm gần đây, nhưng nghiên cứu của ông vẫn cho biết một số nguyên nhân của vấn đề này. Nếu giới trẻ da đen thấy bậc cha anh và bạn bè lớn tuổi học hành đến nơi đến chốn mà cũng xoay xở khó khăn trong thị trường lao động thì họ cũng chẳng háo hức hoàn tất việc học làm gì. Nguồn tin cho biết thêm, có vào khoảng 10% di dân đã từ Châu Phi, vùng Caribbean và Châu Mỹ-Latin tới Canada.
(Theo Admincanadaall)
__________________
Welcome to the Forum VietBF
Last edited by adams; 05-22-2011 at 18:19.
|