Với bài “Người láng giềng Trung Quốc phiền toái” tuần báo Nga B́nh luận & Sự kiện đề cập đến việc Trung Quốc "háu ăn một cách đáng sợ" tại khu vực Trung Á.

"Rồng" Trung Quốc đang tiến vào Trung Á.
Kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nước Cộng ḥa Trung Á đă lần lượt trao cho Trung Quốc một phần lănh thổ của ḿnh. Ví dụ, Tadjikistan giao cho Trung Quốc 1.358 km2, Kyrgystan 1.160 km2 và Kazakhstan 407 km2. Tác giả bài báo đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có dừng lại ở đây hay sẽ nuốt hết các nước Cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ?
Câu hỏi trên cũng hàm ư việc Trung Quốc ngày càng bành trướng tại các nước trên. Quốc gia lớn nhất thế giới này là chủ nợ quan trọng số một tại Tadjikistan, chiếm 40% các khoản vay và đầu tư vào cơ sở hạ tầng hay nhà máy điện. Ngoài ra, từ năm 2009, 30% lượng dầu mỏ khai thác tại nước láng giềng Kazakhstan thuộc về các tập đoàn Trung Quốc và hàng chục ngh́n chủ trang trại Trung Quốc được nhận đất để làm nông nghiệp tại đây. C̣n người Kirghizistan cho người Trung Quốc thuê các mỏ sắt khổng lồ ở Jetim-Too với thời hạn 50 năm.
Một doanh nhân ở thủ đô Astana ví mối quan hệ Trung Quốc với các quốc gia Trung Á như con rồng và những con chuột đồng. Dù mọi trao đổi có thoải mái đến mấy th́ tất cả đều kết thúc trong miệng con rồng.
C̣n một nhà phân tích ở Hồng Kông nhận xét: “Hiện nay, Trung Quốc không cần đất đai mà chỉ kiếm các nguồn tài nguyên”. Quả thực, từ sáu năm trở lại đây, đất nước đông dân nhất thế giới không c̣n khả năng tự cung cấp nguồn than. Chính v́ thế mà người Trung Quốc quay sang ve văn các nước láng giềng. Ở thế kỷ XXI, không nhất thiết phải có quân đội hùng hậu để chiếm một quốc gia v́ tiền bạc là giải pháp chắc chắn nhất và ít nguy hiểm nhất.
Văn B́nh (theo B́nh luận & Sự kiện)