HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
VIRUS CỦA BỆNH SIDA CHẲNG BAO LÂU NỮA SẼ CÓ LIỆU PHÁP GENE.
Các thuốc kháng siêu vi trùng (antiviraux) chống lại virus của bệnh sida phải chăng một ngày nào đó sẽ được thay thế bởi một liệu pháp gène (thérapie génique ? Đó là hy vọng được dấy lên bởi một công tŕnh nghiên cứu của Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đă lấy các tế bào máu trên 4 người bị nhiễm bởi VIH và bị một ung thư máu, hay lymphome, liên kết với bệnh sida. Sau đó họ đă biến đổi một phần nhỏ của những tế bào này bằng cách đưa vào đó những gène ngăn cản sự phát triển của VIH. Sau cùng, các nhà nghiên cứu đă đưa các tế bào này vào lại trong máu của các bệnh nhân. Sau đó, các nhà nghiên cứu đă chứng thực rằng, các triệu chứng của tất cả các bệnh nhân đă được cải thiện và rằng, nơi hai trong số các bệnh nhân này, các tế bào chữa lành bệnh (cellulues guérisseuses) đă tăng sinh. Ngược lại, không có sự bảo đảm về tính hiệu quả của các gène“ thuốc ” này về lâu về dài.
(SCIENCE ET VIE 8/2010)
Sống trong môi trường đô thị, di dân, tiêu thụ cannabis...Những t́nh huống này có phải là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tâm thần phân liệt, căn bệnh tâm thần gây bệnh cho 1% dân số thế giới ? Lần đầu tiên, một công tŕnh nghiên cứu, được phát động bởi Fondation FondaMental (mạng lưới hợp tác khoa học về sức khỏe tâm thần), sẽ mang lại câu trả lời ở Pháp. Bệnh tâm thần phân liệt, xuất hiện giữa 15 và 20 tuổi, gây nên những ảo giác (hallucination), thường nhất là thính giác, và những ư tưởng mê sảng (idées délirantes), dẫn đến một sự cắt đứt tiếp xúc xă hội (rupture du contact social) và một một sự giảm khả năng xúc cảm (une baisse de l’affect). Theo các nghiên cứu dịch tễ học, “ có một yếu tố di truyền làm dễ (un facteur génétique de prédisposition), mà người ta đă chưa có thể nhận diện được các biến dị ”, BS Andrei Szoke, thuộc bệnh viện Albert-Chenevier (Créteil) và là người đồng phụ trách công tŕnh nghiên cứu, đă giải thích như vậy. Một tính chất dễ bị thương tổn di truyền (vulnérabilité génétique) được biểu hiện trong vài điều kiện môi trường. “ Một đứa trẻ đă lớn lên trong thành phố, sẽ có một nguy cơ hai lần cao hơn phát triển một bệnh tâm thần phân liệt, so với một trẻ của môi trường nông thôn ”, vị thầy thuốc nói tiếp như vậy. Cũng vậy, các dân di tản cũng sẽ bị ảnh hưởng hơn “ có lẽ là do stress gây nên bởi sự đối xử phân biệt ”. Sau cùng, sự tiêu thụ cannabis sẽ nhân lên gấp 2,5 lần nguy cơ xuất hiện của hợp chứng.
Có bao nhiêu lư thuyết, có bấy nhiêu công tŕnh muốn kiểm chứng.“ Chúng tôi sẽ so sánh 150 trường hợp mới trong các thành phố của Val-de-Marne và trong một vùng nông thôn của Puy-de-Dome, với 100 trong số các anh hay chị của họ, ở trong cùng một môi trường và một phần của các gène của họ và với 150 người chứng.Tất cả sẽ trả lời những bảng câu hỏi, và một xét nghiệm máu sẽ xác định những yếu tố di truyền hay nhiễm trùng.” Cũng cuộc điều tra sẽ được tiến hành ở Tây ban Nha, ở Ư, Anh và ở Hoà lan, tất cả được tài trợ bởi Liên Hiệp Châu Âu. Mục tiêu cuối cùng ? “ Hiểu biết tốt hơn nguồn gốc của những bệnh lư này, thiết đặt những biện pháp pḥng ngừa và báo động các nhóm dân và những vùng có nguy cơ.” Cac kết quả sẽ có trong 3 năm nữa.
(SCIENCES ET AVENIR 8/2010)
SIDA : CÓ THỂ THẮNG ĐƯỢC DỊCH BỆNH NÀY TỪ NAY ĐẾN 20 NĂM NỮA.
Chúng ta đang ở vào năm 2030.Vẫn không có vaccin, nhưng dịch bệnh sida được trừ diệt. Dưới 40 triệu người, trên một dân số thế giới 7 hay 8 tỷ người, sống với VIH, điều này hơi nhiều hơn năm 2010. Và người ta hầu như không c̣n đếm thêm một nhiễm trùng mới nào nữa : nhiễm trùng (bệnh sida) này đă trở thành một bệnh măn tính và dưới vài chục ngàn người chết mỗi năm. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, trận dịch gây chết người nhất trên thế giới sau cùng có vẻ đă bị đánh bại ! Bằng phép diệu kỳ nào ? Một sự thay đổi triệt căn chiến lược pḥng ngừa, trong ṿng 20 năm, đă hoàn toàn làm thay đổi dữ kiện..
V́ chúng ta chưa phải ở vào năm 2030 nên kịch bản này vẫn là giả tưởng. Nhưng có lẽ không phải là phi hiện thực ! V́ một lư do đúng đắn : thập niên 2000 chấm dứt và chưa bao giờ khả năng một coup d’arrêt đối với dịch bệnh lại gần kề đến thế. Bởi v́, từ ba năm qua tất cả đă thay đổi.
Ta đang chứng kiến một thay đổi paradigme thật sự. Sự thay đổi này có thể được tóm tắt bằng 4 chữ : TASP (Treatment as prevention), nghĩa là điều trị để pḥng ngừa. Một cách rơ nét, điều trị được theo đuổi bởi những người bị nhiễm trùng có một tác dụng pḥng ngừa chống lại sự lan truyền của VIH…và điều đó mở cửa cho một sự kiểm soát dịch bệnh. Trong khi đó, măi cho đến nay, ta vẫn nghĩ rằng chỉ có sự xuất hiện của một vaccin mới có thể dứt điểm căn bệnh và rằng chiến dịch duy nhất chống lại sự bành trướng của dịch bệnh dựa trên túi dương vật (préservatif). Vậy với TASP, đó là một bài diễn văn được nghe rất mới. Đến độ nhân Hội nghị quốc tế tháng 7vừa qua về bệnh sida, quy tụ khoảng 20.000 chuyên gia ở Vienne, người ta đă chỉ nói về điều đó ! Và nhất là, các chuyên gia dịch tễ học và các thầy thuốc hôm nay không e ngại khi xác nhận rằng : từ nay họ có những phương tiện kỹ thuật để dứt điểm virus bằng cách phối hợp những kỹ thuật pḥng ngừa cổ điển với phương pháp mới của TASP. Theo họ, chỉ c̣n việc thực hiện chúng, với điều kiện là phải vượt qua vài chướng ngại vật, đặc biệt là tài chánh.
Cũng như điều thường xảy ra trong khoa học, các tư tưởng mới phải đi qua một chặn đường trong một thời gian nào đó trước khi được công nhận và ư tưởng “ điều trị để pḥng ngừa ” (traitement comme prévention) cũng không ra ngoài quy luật đó. Bởi v́, chính vào đầu năm 2008 mà quan niệm này đă xuất hiện, qua một bài báo được công bố trong một tập sách y học khó hiểu, Le Bulletin des médecins suisses, được công bố bởi một nhóm nhỏ các chuyên gia về VIH, được kính nễ, nhưng không được công chúng biết đến. Thế mà, điều mà bài báo này đưa ra lại hoàn toàn chưa từng có. “ Những người huyết thanh dương tính không bị một bệnh nhiễm trùng bằng đường sinh dục nào khác, nếu theo một điều trị antirétroviral hiệu quả, sẽ không truyền VIH bằng đường sinhdục ”. 3 năm sau, sau khi đă gây nên một cuộc tranh luận kéo dài, cái ng̣i nhỏ được đốt cháy này không ngừng khích động niềm hy vọng : ngày nay, tất cả các chuyên gia trên thế giới đều nhất trí về sự khẩn trương xem xét lại những chiến lược chống lại bệnh sida dưới ánh sáng của TASP.
Phải nói rằng các con số thật hùng hồn. “ Nguy cơ lây truyền tùy thuộc vào lượng virus (charge virale) lưu hành trong cơ thể. Các ARV (antirétroviraux), bởi v́ chúng kiểm soát sự tăng sinh (réplication) của virus đến độ làm cho charge virale không c̣n có thể phát hiện được, sẽ làm giảm một cách đáng kể nguy cơ lây truyền. Trong các kết quả của một công tŕnh nghiên cứu mới đây, sự điều trị gây nên một sự thu giảm 92% nguy cơ lây truyền trong các cặp huyết thanh khác nhau (couple sérodifférent). Một mức độ hiệu quả tương tự với mức độ hiệu quả khi dùng bao dương vật (préservatif) ! ”, Willy Rozenbaum, thầy thuốc chuyên bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện Saint-Louis (Paris) và chủ tịch của Conseil national du sida đă mô tả như vậy. Hội đồng này, vào tháng tư năm 2009, đă công bố một ư kiến thuận lợi đối với việc sử dụng những điều trị như là một công cụ “doi mới ”. Như thế chiến lược mới nhằm điều trị một số lượng rất lớn những người bị nhiễm trùng để làm giảm lượng virus lưu hành trong cộng đồng, cũng được gọi là “charge virale communitaire” và do đó hạn chế, thậm chí dập tắt hoàn toàn những lây nhiễm mới. Bernard Hirschel, thành viên của nhóm Thụy Sĩ nổi tiếng này, nói thêm : “ Vào năm 1996, việc đưa những thuốc antirétroviraux vào điều trị trùng hợp với một sự hạ những lây nhiễm mới. Nếu không có những điều trị này, sẽ có 50 đến 100% các lây nhiễm nhiều hơn trên thế giới vào năm 2000 ”. Theo ông ta, sự bành trướng của điều trị bởi những thuốc antirétroviraux và tính hiệu quả gia tăng của nó như thế đă làm giảm số những người có khả năng gây lây nhiễm. Và điều này, mặc dầu khoảng chỉ 5 triệu người bị nhiễm trùng trên 33 triệu người trên thế giới thật sự được hưởng điều trị bởi các thuốc antirétroviraux.
Và đúng như vậy : để thật sự có hiệu quả, chiến lược TASP phải liên hệ đến tối đa những người bị nhiễm trùng. Điều này hàm ư phải phát hiện họ ! Điều đó xảy ra đúng lúc : những công cụ phát hiện mới hiện có sẵn. Đặc biệt, những trắc nghiệm nhanh cho những kết quả trong không đầy 30 phút. Một trong những xét nghiệm mới nhất, được trắc nghiệm từ một năm nay trong nhiều khoa cấp cứu, cho phép ngay cả thu được một kết quả đáng tin cậy trong một phút ! Tuy nhiên một bémol nhỏ, những xét nghiệm nhanh này chỉ phát hiện những kháng thể xuất hiện trung b́nh 3 tuần sau khi bị lây nhiễm, chứ không phải những kháng nguyên p24, chúng mới thể hiện sự hiện diện của virus ngay vào tuần lễ thứ hai. Thế mà, chính trong thời kỳ nhiễm trùng sơ cấp (primo-infection) này, ngay tuần lễ thứ hai và cho đến tuần lễ thứ tám, trong đó VIH, lợi dụng sự vắng mặt của đáp ứng miễn dịch, đă tăng sinh một cách dễ dàng nhất và do đó nguy cơ lây truyền cao nhất. Trong khi người ta nói chung c̣n không hay biết t́nh trạng huyết thanh của ḿnh... “ Người ta nghĩ rằng trung b́nh, chỉ riêng thời kỳ ngắn ngủi này chịu trách nhiệm 30% các lây nhiễm ”, Geoffrey Garnett, thuộc Imperial College (Luân Đôn) đă đánh giá như vậy. Một con số, theo nhiều công tŕnh nghiên cứu, sẽ lên hơn 50% trong những nhóm người có dịch bệnh rất năng động : nơi những người đồng tính luyến ái hay trong vài nước Châu Phi dưới Sahara, nơi đây tỷ lệ những người trưởng thành bị nhiễm trùng (tỷ lệ lưu hành) xoay quanh 20 đến 25%. “ Các pḥng thí nghiệm do đó làm việc cật lực để chế tạo những xét nghiệm nhanh hiệu năng hơn trong việc phát hiện các primo-infection, François Simon, giám đốc của pḥng xét nghiệm virus học thuộc bệnh viện Saint-Louis đă giải thích như vậy. Và những xét nghiệm này sẽ được thương măi hóa trong những năm rất gần đây ”.
Cuối cùng, việc xuất hiện những phương pháp phát hiện mới này hẳn cho phép phổ cập chiến lược “ trắc nghiệm và điều trị ” (test and treat). Đó là một sự phát hiện được đề nghị một cách hệ thống và những điều trị được cấp càng sớm chừng nào tốt chừng đó cho một số tối đa những người bị nhiễm trùng. Theo Tổ chức y tế thế giới, chiến lược “ phát hiện và điều trị ” này làm giảm rất tích cực số những lây nhiễm mới, thậm chí làm chúng biến mất hoàn toàn.
ĐIỀU TRỊ NGAY CẢ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BỊ NHIỄM TRÙNG !
Vâng, nhưng việc phổ cập các điều trị này liệu thật sự có thể dự kiến khi chúng có tiếng là nặng nề về mặt các tác dụng phụ (bệnh thần kinh, các rối loạn phân bố mỡ) ? Đừng quên là “ từ 3 hay 4 năm nay, những điều trị antirétroviraux đă trở nên đơn giản hơn, hiệu quả hơn và, nhất là, chúng được dung nạp tốt hơn nhiều, chuyên gia virus học Christine Rouziuox đă nhấn mạnh như vậy. Vậy không những có lợi ích tập thể mà c̣n cả cá nhân khi được điều trị rất sớm ”. Trong những nước phát triển, những điều trị mới này đă có sẵn, đó là liệu pháp đầu tiên ba thứ thuốc trong một viên thuốc mỗi ngày, Atripla, được thương măi hóa từ năm 2009 ở Pháp. C̣n hơn thế, chất lượng của các điều trị được cải thiện đến độ một ư nghĩ cách mạng đang nảy mầm nơi các chuyên gia về bệnh sida : không những chỉ cho những thuốc điều trị này cho những người bị lây nhiễm, mà cũng cho chúng nơi những người không bị nhiễm trùng nhưng có nguy cơ bị lây nhiễm nhằm tránh cho họ khỏi bị nhiễm trùng ! Ở đây, các antirétroviraux trở nên những “ boucliers anti-contamination ” (khiên chống lây nhiễm). Chỉ cần uống chúng dưới dạng viên hay sử dụng chúng qua một gel đặt tại chỗ.
Gel này ngày nay là phương pháp tiên tiến nhất. Với sự loan báo tác dụng bảo vệ một phần bằng một gel được đặt trong âm đạo, vào tháng 7 vừa qua, sau hơn 15 năm nghiên cứu không có kết quả. Sản phẩm chứa một antirétroviral, ténofovir, và phải được đặt, tối đa 12 giờ trước đó, rồi 12 giờ sau khi giao hợp. “ Tỷ lệ bảo vệ trung b́nh là 39%, nhưng tỷ lệ này lên đến 54% khi gel được sử dụng : hơn 8 trên 10 ”, những tác giả chính của công tŕnh nghiên cứu, Quarrhaisha và Salim Abdool, thuộc Centre pour le programme de recherche sida ở Nam Phi, đă giải thích như vậy. Tuy nhiên, trước khi được đưa ra cho dân chúng sử dụng, gel sẽ phải được cải thiện, nhất là bằng cách làm gia tăng nồng độ antirétroviral được sử dụng (ở đây 1%) hay bằng cách sử dụng một coctail các thứ thuốc. Một sự cải thiện khả đĩ khác nhằm sử dụng các “ ṿng khuếch tán ” (anneaux diffusants), mà sự thương măi hóa được dự kiến vào năm 2015. Những ṿng này sử dụng một antirétroviral thí nghiệm, dapivitrine, và ưu điểm của chúng là một khi được đặt trong một tháng, chúng sẽ tránh việc quên thuốc.
Về viên thuốc uống mỗi ngày để tránh nhiễm trùng, hay chiến lược “Prep” (prophylaxie pré-exposition : dự pḥng trước khi bị tiếp xúc với virus bệnh Sida), những kết quả đầu tiên hiện có là những kết quả của thử nghiệm quốc tế iPrex. Trong thực tiễn ? Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với VIH, nhưng không bị lây nhiễm, uống mỗi ngày một viên thuốc Truvada, phối hợp ténofovir và một thuốc antirétroviral thông thường khác, emtricitabine. Thử nghiệm được thực hiện trên 3000 người đồng tính luyến ái, ở Brésil, ở Equateur, ở Pérou, ở Nam Phi, ở Thái lan và ở Hoa Kỳ. Những phân tích đầu tiên là đáng phấn khởi, với một khả năng bảo vệ gần 40 đến 60%. Vấn đề c̣n lại là phải làm rơi hàng rào ngăn cản về mặt tâm lư trước khi có thể thấy những người huyết thanh âm tính chấp nhận dùng các antirétroviral như aspirine hay thuốc ngừa thai.
Bằng một cách nào đó hàng rào tâm lư này có thể vượt qua nhờ ư tưởng một Prep orale “ đoạn hồi ” (prophylaxie intermittente : uống thuốc pḥng bệnh không phải mỗi ngày mà chỉ vào lúc cần đến), được phát triển bởi vài nhà nghiên cứu. Hoặc uống một viên thuốc vào lúc các giao hợp, ngay trước và ngay sau đó. Jean-Michel Molina, trưởng khoa các bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Saint-Louis, Paris, đang chuẩn bị một thử nghiệm sẽ bao gồm nhiều trăm người đồng tính luyến ái nam người Pháp và người Québec. “ Prep đoạn hồi tương ứng tốt hơn với các nhu cầu của người ta, nó có thể làm dễ sự tuân thủ điều trị, được dung nạp c̣n tốt hơn và có một phí tổn thấp. Thử nghiệm sẽ được bắt đầu chẳng bao lâu nữa. ”
MỘT KỶ NGUYÊN MỚI TRONG ĐẤU TRANH CHỒNG BỆNH SIDA ”
Tất cả những chiến lược này phải chăng một ngày nào đó sẽ được áp dụng khắp nơi trên thế giới ? Vâng, “ có thể bảo đảm một sự tiếp cận điều trị bệnh sida cho toàn thể trong các nước có lợi tức thấp hay trung gian ”, theo báo cáo hàng năm mới đây của Tổ chức y tế thế giới, của Onusida và của Unicef, được công bố ngày 28 tháng 9 vừa qua. 8 nước (Botswana, Cambodge, Croatie, Cuba, Guyanan, Oman, Roumanie và Rwanda), đă đạt được sự tiếp cận điều trị cho toàn thể dân chúng, trong khi 21 nước khác tiến gần đến khả năng này, với một tỷ lệ bảo vệ đi từ 50% đến 80%. Sự gia tăng mạnh nhất được ghi nhận đối với Châu Phi dưới Sahara, với gần 1 triệu bệnh nhân bổ sung được điều trị trong một năm, hoặc một sự gia tăng 1/3. Ngoài ra, một trong những cách lan truyền của VIH hầu như được loại bỏ : sự truyền virus VIH từ mẹ sang con, nhờ điều trị người mẹ. Trong những nước mà sự pḥng ngừa này đă được thực thi, tỷ lệ trẻ em huyết thanh dương tính được làm giảm xuống chỉ c̣n 1%.
Đối với chủ tịch của hiệp hội Aides, Bruno Spire, “ ta có tất cả các phương tiện để làm ngừng dịch bệnh. Cách nay 10 năm, không ai nghĩ được rằng việc cho phép tiếp cận với điều trị ở các nước Phương Nam là có thể dự kiến được. Thế mà từ nay, hon 5 triệu người nhận được điều trị antirétroviral này. ” Đối với Michell Warren, giám đốc của Liên minh thế giới pḥng ngừa VIH, chúng ta “ đang dứt khoát ở trong một kỷ nguyên mới chống lại bệnh sida ”. Dịch bệnh sẽ chấm dứt trong 20 năm nữa ? Tất cả chỉ c̣n là một vấn đề ư chí chính trị và tài chánh. Điều này không phải là không có nghĩa ǵ.
(SCIENCE ET VIE 12/2010)
THÔNG TIN Y HỌC VỀ BỆNH THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM DO TUỔI TÁC
(AGE-RELATED MACULAR DEGENERATION (AMD) )
Lynn Ly Tổng Hợp Thông Tin Về Bệnh Thoái Hóa Hoàng Điểm do Tuổi Tác
(Age-Related Macular Degeneration (AMD) )
1/ CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC DƯỢC PHẨM CHỐNG MÙ L̉A
2 dược phẩm tương tự nhau có tác dụng cải thiện thị lực trong bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác (DMLA=dégénérescence maculaire liée à l’age). AVASTIN giá 30 euros mỗi liều. LUCENTIS (thuốc duy nhất được cho phép sử dụng) giá 1200 Euro mỗi liều.
Các nhà nhăn khoa trên toàn thế giới đang đương đầu với một nghịch lư khó tin,đặt ra những vấn để về đạo đức,kinh tế,khoa học trong điều trị bệnh thoái hoá điểm vàng do tuổi tác này.
Hăng bào chế Novartis đă sáng chế một dược phẩm, LUCENTIS,được phép lưu hành ở Pháp từ tháng giêng vừa qua.Thuốc này có khả năng cải thiện thị lực nơi những người bi bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác dạng « ướt »(forme « humide »).Thuốc giá 1200 Euros mỗi liều, cứ mỗi 6 tuần tiêm thuốc vào trong nhăn cầu một lần.AVASTIN ,một dược phẩm của hăng bào chế Roche,lúc đầu được sử dụng cho ung thư đại tràng và được các y sĩ Hoa Kỳ thử nghiệm trong bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác và thuốc được nhận thấy có cùng hiệu quả trong điều trị DMLA lúc được tiêm vào trong nhăn cầu.Từ vài tháng nay Avastin đă được sử dụng rất rộng răi bởi các nhà nhăn khoa trên toàn thế giới để điều trị bệnh thoái hoá điểm vàng,với giá 30 Euros mỗi liều mặc dầu thuốc không được giấy phép lưu hành để điều trị bệnh này và có thể sẽ không bao giờ được phép cả.
Phải chăng là đạo đức khi phải kê toa một thuốc rất tốn kém trong khi đă có sẵn một thuốc khác 40 lần giá rẽ hơn nhưng lại không được cho phép lưu hành? Phải chăng là đúng luật khi phải cấp một thuốc giá rẻ nhưng không được phép lưu hành trong khi thuốc kia lại được phép bán ra thị trường nhưng giá lại rất mắc ? Ở Pháp, Cơ quan an toàn các sản phẩm y tế vừa nhóm họp một nhóm công tác về chủ đề này, được chủ tŕ bởi giáo sư Bahram Bodaghi (Pitié-Salpetrière, Paris). Ở Hoa Kỳ, Cơ quan quản lư thực phẩm và dược phẩm cũng đă phát động một công trinh nghiên cứu để so sanh 2 dược phẩm này.
Ở Pháp,bệnh thoái hoá điểm vàng do tuổi tác gây bệnh cho một triệu người với những mức độ nặng nhẹ khác nhau.Người ta phân biệt hai dạng : dạng teo (forme atrophique) không điều trị được và dạng ướt (forme humide) với đặc điểm tăng sinh các tân huyết quản sau vơng mạc,là nguyên nhân của xuất huyết và mù loà.Dạng này gây bệnh cho 30.000 đến 50.000 người.
Để chống lại sự tăng sinh các tấn huyết quản,cách nay vài năm,hai phương pháp điều trị đă được sử dụng để điều trị bệnh DMLA, đặc biệt là bởi nhóm của G.S Gabriel Coscas (Centre Hospitalier intercommunal de Créteil) : photocoagulation các huyết quản bởi laserrồi photothérapie dynamique với Visudyne, cho phép ổn định thị giác hơn .
CẤU TRÚC TƯƠNG TỰ :
Trong những năm 1990,một nhà nghiên cứu Hoa kỳ Judah Folkman đă đưa ra ư tưởng rằng bằng cách tấn công vào các VEGF(các yếu tố tăng trưởng kích thích các huyết quản),có thể phá hủy sự phân bố mạch (vascularisation) của một khối u và do đó phá hủy ngay chính khối u đó. Khi đó Hăng Bào Chế Genetech hiệu chính các kháng thể chống VEGF và bán 2 bằng sáng chế.Một cho Hăng Roche sản xuất Avastin, một phân tử chống sinh mạch máu (molécule antiangiogénique) chống ung thư ruột già,c̣n bằng kia th́ bán cho Hăng Novartis thương măi hoá cho châu Âu dược phẩm Lucentis, một phân tử chống sinh mạch máu chống DMLA. Cả hai thuốc đều có cấu trúc tương tự.
Vào tháng 10 năm 2006,một thử nghiệm trên 500 bệnh nhân được công bố trong New England Journal of Medicine đă kết luận rằng Lucentis,tiêm vào trong nhăn cầu cứ mỗi 6 tuần sẽ ngăn cản sự hủy hoại thị giác và cải thiện thị lực.Năm ngoái thuốc này đă được cho phép sử dụng ở Hoa Kỳ với giá 2000 dollars mỗi liều lượng,rồi ở Châu Âu tháng giêng 2007 với giá 1200 Euro.Một thuốc thứ ba,Macugen (Fitzer),một thuốc chống sinh mạch máu khác xuất hiện trên thị trường Pháp tự 2006 với giá 687 Euro.
Cách nay hai năm, một nhà nhăn khoa Hoa Kỳ bị bệnh DMLA đă nhận thấy sự cải thiện rất rơ thị giác của ḿnh sau khi điều trị ung thư trực tràng với Avastin bằng đường tĩnh mạch.Thông tin này được lưu hành mau chóng và Avastin chich vào nhăn cầu tức thời được sử dụng một cách “ hoang dă ” tại Hoa Kỳ trên những bệnh nhân đang bị mất thị giác,vào luc đó Lucentis chưa được lưu hành.Hàng chục nghiên cứu tiền phong thực hiện trên hàng trăm bệnh nhận đă được công bố với những kết quả đáng phấn khởi như đối với Lucentis..
Những người tiêu thụ các oméga-3 sẽ giảm nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác (DMLA : dégénérescence maculaire liée à l’âge)
Ở Pháp, sự thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác gây bệnh, ở những mức độ khác nhau, cho hơn 500.000 người. Sự thoái hóa của vùng trung tâm vơng mạc này được thể hiện bởi một sự giảm thị lực trung tâm, có thể dẫn đến mù ḷa sau nhiều năm tiến triển. Mặc dầu các nguyên nhân của căn bệnh nghiêm trọng và thường xảy ra này vẫn không được biết đến, nhưng rơ ràng rằng một vài yếu tố làm dễ căn bệnh này như tuổi tác và thuốc lá. Sự tiếp xúc quá mức với ánh sáng cũng được cho là có liên hệ, nhưng không có chứng cớ tuyệt đối.
Vậy người ta có thể bảo vệ chống lại căn bệnh này hay không ? Các nhà nghiên cứu Úc đại lợi vừa khảo sát vấn đề này, và kết luận trong một công tŕnh nghiên cứu được công bố tuần này trong Archives of Ophtalmology, rằng những người có một chế độ ăn uống giàu cá hay ăn bổ sung những thức ăn có oméga 3 sẽ có một nguy cơ bị DMLA ít hơn.
Các oméga-3 là những chuỗi acide béo không bảo hoà mà người ta t́m thấy nhiều nhất trong cá mỡ : cá hồi (saumon), cá thu (maquereau), cá trích (hareng)…, trong cây cai dầu (colza), các quả hồ đào. Vào đầu những năm 1990, các chất mỡ này được gán cho nhiều tác dụng tốt, không phân biệt đúng hay giả.
Mặc dầu nhiều nghiên cứu đă phát hiện một nguy cơ bị tai biến tim mạch ít hơn nơi những người tiêu thụ nhiều cá, nhưng những thử nghiệm pḥng ngừa cơn đau tim bằng oméga-3 đă hơi gây thất vọng hơn. Chính trong bối cảnh này mà các thầy thuốc Úc đại lợi ở Melbourne đă quyết định xem xét một cách hoàn toàn, mối liên hệ giữa một chế độ ăn uống giàu cá hay oméga-3 và nguy cơ bị bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác (DMLA). Để thực hiện điều này, họ đă xem lại 9 công cuộc điều tra được công bố trong 20 năm qua về chủ đề này, và đă sưu tập thành một phân tích méta trên 88.974 người.
Những kết quả của công tŕnh nghiên cứu này chứng tỏ rằng những người tiêu thụ nhiều oméga-3 nhất, dầu đó là cá hay các bổ sung thực phẩm, có 38% nguy cơ bị một thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác (DMLA) ít hơn, so sánh với những người tiêu thụ ít nhất. Như vậy, sự việc ăn cá hai lần mỗi tuần liên kết với một nguy cơ bị DMLA thấp hơn.
CẦN NHỮNG THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ
“Phân tích của chúng tôi gợi ư rằng sự tiêu thụ cá và các thức ăn giàu oméga-3 được liên kết với một nguy cơ bị DMLA ít hơn”, các tác giả của công tŕnh nghiên cứu đă kết luận như vậy. Như vậy có phải ăn cá hay dùng oméga-3, ngay cả khi chúng ta vẫn khỏe mạnh, để ngăn ngừa hoặc kềm hăm sự thoái hóa này hay không?
Các tác giả tỏ ra thận trọng không muốn bước thêm bước nữa, đánh giá rằng trước khi có những khuyến nghị chính thức, th́ bây giờ phải thực hiện, không phải là những điều tra quan sát như đă làm cho từ trước cho đến nay, mà phải thực hiện những thử nghiệm điều trị quy mô lớn. Các thử nghiệm này nhằm so sánh tiến triển của thị lực của những người dùng oméga-3 so với những người không dùng chất bổ sung này.
Bằng cách nào các oméga-3 làm giảm nguy cơ bị DMLA? Theo Elaine Chong, tác giả chính của công tŕnh nghiên cứu, các acides béo này là một thành phần sinh tử của vơng mạc và một sự thiếu hụt có thể sẽ đóng một vai tṛ trong việc gây ra bệnh này. Cũng phải biết rằng vào tháng 2 năm 2008, các thầy thuốc Úc Đại Lợi của đại học Sidney đă chứng tỏ rằng những người bị DMLA cũng có một nguy cơ tim mạch gia tăng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu nghĩ rằng cùng những yếu tố ảnh hưởng lên tim (huyết áp cao, cholestérol máu cao, nghiện thuốc lá...) cũng gây thương tổn ở mắt và có liên hệ trong sự phát sinh bệnh DMLA. Như thế, tác dụng thuận lợi do oméga-3 lên tim cũng có thể được giải thích ở mắt.
Hiện nay, đó chỉ là một giả thuyết.Trong tất cả mọi trường hợp, không ǵ có thể ngăn cản chúng ta ăn cá hai lần mỗi tuần, hoặc nhiều hơn nếu trái tim của chúng ta muốn như vậy, ngoại trừ các phụ nữ có thai.
(LE FIGARO 11/6/2008)
Cho vitamin B bổ sung có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác (age-related macular degeneration), ít nhất nơi các phụ nữ bị bệnh tim mạch hay có nguy cơ bị bệnh này. thoái hóa hoàng điểm, một bệnh phá hủy vùng trung tâm của vơng mạc, là nguyên nhân dẫn đầu của sự mất thị giác nghiêm trọng nơi những người trên 50 tuổi.
Trong một công tŕnh nghiên cứu, được công bố ngày 23/2 trong The Archive of Internal Medicine American, các nhà nghiên cứu đă theo dơi 5.205 người phụ nữ hoạt động trong ngành y tế, có bệnh tim mạch hay 3 hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ tim mạch. Các phụ nữ này được chia thành hai nhóm : nhóm nhận một placebo và một nhóm nhận một phối hợp acide folique và các vitamine B6 và B12. Sau một thời gian theo dơi trung b́nh 7,3 năm, các nhà nghiên cứu đă nhận thấy rằng những phụ nữ uống vitamin B có nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm mức độ quan trọng được thu giảm. Điều này có thể là do các vitamins B làm giảm nồng độ homocysteine (một acide aminé) trong máu ; chất này có can dự trong sự mất thị giác.
Những tác giả lănh đạo công tŕnh, B.S William G.Christen, một phó giáo sư y khoa của Havard, đă từ chối khuyến nghị sử dụng vitamin B. Ông nói cần phải có những công tŕnh nghiên cứu khác nữa.
(INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE 5/3/2009)
CÁ, HỒ ĐÀO VÀ OLIVE CHỐNG BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO TUỔI TÁC (DMLA).
Việc ǵn giữ một thị giác tốt cũng có thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Trong les Archives d’Ophtalmologie, một tạp chí của Hoa Kỳ, được công bố hôm nay, các thầy thuốc người Úc của đại hoc Sidney cho thấy rằng một chế độ ăn uống giàu hồ đào (noix), cá hay dầu olive, làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégénérescence maculaire liée à l’âge). Hiện nay, ở Pháp, sự biến đổi thị giác trung tâm này cùa vơng mạc tác động lên 500.000 người, ở những mức độ khác nhau. Ngược lại, những axít béo được gọi là trans (những chất béo thực vật được bảo ḥa bởi một phương thức công nghiệp để cải thiện sự tiêu thụ chúng) có một tác dụng có hại lên thị giác. Hiện nay, ở Pháp cũng như trong những nước kỹ nghệ hóa khác, DMLA là nguyên nhân chính của thị lực kém (malvoyance) nơi những người trên 65 tuổi. Những yếu tố nguy cơ dĩ nhiên là tuổi tác, cũng như tố bẩm di truyền (prédisposition génétique) và hút thuốc lá.
Để đánh giá mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và DMLA, các nhà nghiên cứu người Úc đă quan tâm đến chế độ ăn uống, và đặc biệt là sự tiêu thụ mỡ, của 2454 người tuổi hơn 65, từ năm 1992 đến 1994 và đă chụp h́nh vơng mạc. 10 năm sau, các kết quả cho thấy rằng những người ăn cá, ít nhất một lần mỗi tuần (nhưng cũng ăn hồ đào và dầu olive) có tỷ lệ bị DMLA 30% thấp hơn. Sự tiêu thụ càng quan trọng th́ nguy cơ càng ít cao.
Một công tŕnh nghiên cứu thứ hai, được công bố trong cùng tạp chí, đă kết luận rằng một sự tiêu thụ quá mức axít trans (hiện diện trong viennoiserie công nghiệp, biscuit và vài món ăn tiền chế khác) làm gia tăng nguy cơ bị DMLA.
Những công tŕnh nghiên cứu này, nếu được xác nhận, chứng tỏ một cách rơ ràng một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và sự biến đổi vơng mạc do bệnh DMLA.
(LE FIGARO 12/5/2009)
ACIDE FOLIQUE VÀ VITAMINE B VÀ SỰ THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG.
Cho bổ sung hàng ngày acide folique, pyridoxine và cyanocobalamine có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégérérescence maculaire liée à l’âge).
Ngoài việc ngưng thuốc lá, người thầy thuốc đến nay ít có lời khuyên để cho bệnh nhân nhằm ngăn ngừa chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA). Những dữ kiện dịch tễ học đă cho thấy một mối liên hệ trực tiếp giữa những nồng độ homocystéine và nguy cơ bị DMLA, tuy nhiên không chứng minh được rằng sự giảm của nồng độ của homocystéine có thể có một tác dụng thuận lợi.
William G. Christen và các cộng sự viên (Brigham và Women’s Hospital, Boston) đă thực hiện, về chủ đề này, một công tŕnh nghiên cứu nơi những phụ nữ có nguy cơ tim mạch cao. 5.205 người tham dự, có tuổi 45 hoặc hơn, và bị một bệnh tim mạch vốn đă có trước đây hay mang hai hoặc ba yếu tố nguy cơ.
Sự theo dơi đă kéo dài 7,3 năm. Trong suốt thời kỳ này, 55 trường hợp DMLA đă được chẩn đoán trong nhóm can thiệp (nhận các vitamine), so với 82 trong nhóm placebo. Vậy, việc sử dụng những chất bổ sung dường như mang lại một bảo vệ chống lại sự xuất hiện của căn bệnh có liên quan với tuổi tác này. Tuy nhiên, người ta chưa thể xác nhận rằng khả năng bảo vệ này đúng là do sự hạ của các nồng độ homocystéine.
(LE GENERALISTE 16/4/2009)
BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG : 3 GENES LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH.
Tiến bộ lớn và mới nhất trong bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan với tuổi tác (DMLA : dégénérescence maculaire liée à l’âge) là khám phá 3 gène có liên quan trong sự xuất hiện của bệnh này. “ Bây giờ chúng ta biết được vai tṛ quan trọng của tố bẩm di truyền (prédisposition génétique), GS José-Alain Sahel đă xác nhận như vậy. Từ nay đến vài năm nữa, bằng một xét nghiệm máu ta sẽ có thể xác định một nguy cơ gia tăng, thiết đặt một sự theo dơi sớm và một biện pháp pḥng ngừa bằng những quy tắc chế độ ăn uống. Nhất là, sự giáo dục bệnh nhân có nguy cơ sẽ tạo khả năng điều trị rất sớm ! ”. Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA) khởi đầu bằng một sự tích tụ các mảnh và những tế bào chết trong các cơ quan nhận cảm ánh sáng (photorécepteurs) của vơng mạc và các mô nâng đỡ. Vào một giai đoạn tiến triển, sự đổi mới của những cơ quan cảm thụ ánh sáng không c̣n thực hiện được nữa và bệnh nhân mất thị giác trung ương (vision centrale). Ở Pháp, đó là một vấn đề y tế công cộng thật sự : 1,5 triệu người bị bệnh này và hơn 200.000 người bị tật nguyền nặng. Điều đáng sợ nhất của các bệnh nhân là t́nh trạng phụ thuộc (dépendance), bởi v́ DMLA có thể xảy ra cả hai bên mắt. “ Chúng tôi trấn an các bệnh nhân của chúng tôi bằng cách nói với họ rằng họ sẽ luôn luôn vẫn c̣n thị giác ngoại biên (vision périphérique), mặc dầu trung tâm của vơng mạc bị thương tổn, và rằng họ sẽ phải học sử dụng thị giác ngoại biên này để bù trừ phần nào phế tật ”, GS José-Alain Sahel đă giải thích như thế. Có hai dạng tiến triển : dạng ướt (forme humide), có thể xảy ra rất đột ngột, được đặc trưng bởi sự tạo thành những mạch máu mới (néovaisseaux), và dạng khô (forme sèche), trong đó những cơ quan nhận cảm ánh sáng bị teo di và biến mất dần dần. “ Tần số mắc bệnh trung b́nh là 1% vào lúc 55 tuổi, 10% vào lúc 65 tuổi, 25% vào lúc 75 tuổi và 60% vào lúc 90 tuổi, GS José-Alain Sahel đă xác nhận như vậy. Với sự kéo dài tuổi thọ, người ta dự kiến tăng gấp đôi những con số này vào năm 2050. ” Những triệu chứng đầu tiên được biểu hiện bởi những vấn đề thích nghi đối với sự thay đổi ánh sáng. Hai dấu hiệu phải khiến đi thăm khám càng sớm càng tốt : một vết cố định (une tache fixe), ổn định trong thị trường, hay một sự biến dạng các h́nh ảnh.
MỘT THĂM KHÁM VƠNG MẠC, TỪNG TẾ BAO MỘT
Ở Quize-Vingts, nhóm của GS Sahel thuộc một trong những nhóm có hiệu năng nhất trong lănh vực chẩn đoán DMLA : “ Từ tháng giêng năm 2009, chúng tôi sử dụng một kỹ thuật thiên văn (technique d’astronomie) cho phép nh́n thấy từng tế bào nhận cảm ánh sáng (cellule photoréceptrice) của vơng mạc.Nhờ kỹ thuật này và nhờ những tiến bộ của các hệ thống như chụp lớp quang học (tomographie optique), các chuyên gia chẳng bao lâu nữa sẽ có thể quyết định điều trị theo các tiêu chuẩn khách quan và rất là chính xác. Những tiêu chuẩn này cũng sẽ cho phép họ đánh giá tính hiệu quả của điều trị với một chất lượng chưa từng có. Hăy tưởng tượng xem các thầy thuốc ngoại thần kinh sẽ hạnh phúc biết bao nếu họ có thể quan sát từng tế bào thần kinh một ! ”. Trước giai đoạn đặc biệt này, các kỹ thuật chẩn đoán đă hưởng rộng răi các tiến bộ công nghệ học. Thí dụ từ 3 năm qua, các bệnh nhân có thể được phát hiện nhờ các h́nh chụp đơn giản của đáy mắt.
ĐIỀU TRỊ DẠNG ƯỚT (FORME HUMIDE) : MỘT SỰ CẢI THIỆN NGOẠN MỤC.
Một giai đoạn quan trọng đă được vượt qua trong những năm qua với sự xuất hiện của các anti-VEGF, các tác nhân chống sinh mạch (antiangiogénique), ngăn cản sự tạo thành các huyết quản mới trong vơng mạc và giới hạn sự phù nề. Các loại thuốc này (mà đầu đàn là ranibizumab) là rất có hiệu quả khi chúng được tiêm sớm vào trong mắt mỗi tháng. “ Trong 90% các trường hợp, ta quan sát thấy một sự ổn định của căn bệnh, và trong hơn 10%, một sự cải thiện nhỏ, GS Sahel đă xác nhận như vậy. Kỹ thuật này đă là có tính cách mạng bởi v́, trước đây, với các kỹ thuật bằng laser và quang động (techniques au laser et photodynamiques), chỉ dưới 20% các bệnh nhân được ổn định mà thôi. Những bệnh nhân khác đánh mất thị giác trung ương. Không c̣n có thể đọc cũng như nhận diện các gương mặt nữa, bị cản trở không thể đi ra đường, họ chịu một phế tật khủng khiếp ! Sự thay đổi tiên lượng này tuyệt vời.” Những nghiên cứu đang được tiến hành để cải thiện thêm nữa chất lượng của các bệnh nhân : người ta đang nghiên cứu chế tạo các loại thuốc giọt có tác dụng kéo dài (được sử dụng mỗi 6 tháng).
NHỮNG THỬ NGHIỆM ĐÁNG PHẤN KHỞI ĐỐI VỚI DẠNG KHÔ.
“ Tiến bộ lớn, GS Sahel đă giải thích như vậy, có liên quan đến các giai đoạn sớm mà ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh lại nhờ một cocktail các chất chống oxy hóa (oxydants), làm tăng cường sự hóa sắc tố của vơng mạc. Nhưng các nghiên cứu đang tiến triển : các nhóm nghiên cứu, trong đó có nhóm của chúng tôi, đang trắc nghiệm hai loại thuốc mới. Một vài loại thuốc nhằm giới hạn sự tích tụ của các chất đọng (dépôts) trong vơng mạc (kháng vitamine A), những chất khác phong bế phản ứng viêm (các chất điều biến của các complément). Những thử nghiệm này, ở giai đoạn 2, là đáng phấn khởi. Sẽ c̣n phải chờ đợi những kết quả của giai đoạn 3 rồi mới phát biểu được.”
Đối với những người mà bệnh ở một giai đoạn tiến triển và rất bị trở ngại do mất thị giác trung ương, chúng tôi phát triển société Essilor des lunettes mang các caméra nhỏ xíu cho phép lúc nh́n chiếu các h́nh ảnh được phóng đại trong những vùng ngoại biên mà bệnh nhân c̣n thấy được. Những prototype đầu tiên đă gần như sẵn sàng. Các trung tâm cải tạo đă được thành lập để dạy cho những bệnh nhân phế tật sử dụng tốt hơn đôi mắt của họ. Ở Viện thị giác, chúng tôi đang hiệu chính đủ loại công nghệ học nhằm cải thiện chất lượng sống, ví dụ một GPS sẽ chỉ rơ rất chính xác cho người sử dụng vị trí, môi trường của ḿnh.
(PARIS MATCH 5/1-1/1/2009).
BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO TUỔI TÁC : NHỮNG PHƯƠNG TIỆN PH̉NG NGỪA BỆNH.
Tất cả chúng ta không b́nh đằng trước bệnh bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégénérescence maculaire liée à l’âge). Một vài người có nguy cơ hơn phát triển bệnh này v́ có những yếu tố tố bẩm (facteurs de prédisposition). Kiến thức chỉ có lợi ích nếu ta có thể tác động ở thượng nguồn và đây chính là trường hợp như vậy.
Có các gène tố bẩm của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA), trong đó gène thứ ba vừa được nhận diện ở CHU de Créteil, và vài gia đ́nh có nhiều thành viên bị bệnh. Có một người anh/em hay chị/em bị bệnh, nhân gấp 4 lần nguy cơ, một ngày nào đó, bị bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác này. Tuy vậy, sự phát triển các trắc nghiệm di truyền (test génétique) không là một ưu tiên, bởi v́ các thầy thuốc nhăn khoa đă biết rằng một người sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh DMLA, nếu người này có những tiền sử gia đ́nh, một con mắt đầu tiên bị bệnh, nếu người này hút thuốc (nguy cơ được nhân lên gấp 4), nếu béo ph́ (nguy cơ nhân lên gấp đôi), hay lại nữa, nếu thăm khám đáy mắt vào lúc 55 tuổi đă cho phép phát hiện sự hiện diện của những dấu hiệu báo trước.
“ Như vậy, một hoàng điểm (macula) hoàn toàn b́nh thường ở lứa tuổi này được thể hiện bởi một nguy cơ rất thấp (0,5%) phát triển một DMLA trong 5 năm đến, trong khi nếu hoàng điểm đă có những dấu hiệu báo trước, nguy cơ sẽ chuyển lên 50% sau 5 năm và ngay cả 75% sau 10 năm, GS Souied đă xác nhận như vậy.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG.
Khi người ta có một profil nguy cơ, điều đó không muốn nói rằng nhất thiết là ta sẽ phát triển bệnh. Nhưng ta có thể làm giảm nguy cơ này nhờ những biện pháp pḥng ngừa, bắt đầu bằng chào vĩnh biệt thuốc lá và sự làm mất các kilo bị dư thừa. “ Chế độ ăn uống của chúng ta cũng có ảnh hưởng nhiều. Như là một công tŕnh nghiên cứu đă cho thấy rằng vài chất chống oxy hóa làm giảm 25% xác suất, đối với những người có nguy cơ cao, phát triển một DMLA trong 5 năm. Một ảnh hưởng không phải là nhỏ ”, BS Benzacken đă nhận xét như vậy. Đó chủ yếu là lutéine và zéaxanthine, hai caroténoide tập trung ở vơng mạc để bảo vệ nó. Để có kết quả tốt, ta phải có 6mg mỗi ngày. Các nhu cầu hàng ngày của chúng ta có thể được đảm bảo bằng cách tiêu thụ 5 suất trái cây và rau xanh, nhưng với điều kiện lựa chọn chúng trong số những trái cây và rau xanh chứa nhiều các chất này nhất : các rau xanh có lá xanh đậm, chou hay épinard, nhưng cũng brocolis, các petits pois, các poivrons màu da cam, bắp, kiwis hay nho.
Chất dinh dưỡng khác hữu ích : các axít béo oméga 3, rất có can dự trong sự vận hành chức năng tốt của các tế bào của vơng mạc. Người ta t́m thấy chúng trong các loài cá béo của những vùng biển lạnh : saumon, sardine, maquereaux, harengs. “ Tiêu thụ những con cá này 3 đến 4 lần mỗi tuần có thể làm giảm 1/3 nguy cơ bị DMLA ”, BS Benzacken đă nhấn mạnh như vậy.
Sau cùng, các chất chống oxy hóa (vitamine C, E, kẽm) cũng là những ứng viên tốt bởi v́ chúng ngăn cản những phản ứng oxy hóa dẫn đến sự lăo hóa sớm của những tế bào của vơng mạc. Thế có nên sử dụng tất cả bằng cấp bổ sung ? Một câu hỏi hay. Một cơng tŕnh nghiên cứu đang được tiến hành, nhưng kết quả sẽ chỉ được biết trong vài năm.
(LE FIGARO 8/3/2010)
SỰ MÙ L̉A : HƯỚNG VỀ NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI CHỐNG SỰ THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG.
Các loại thuốc dễ sử dụng hơn được dự kiến từ nay đến dưới 5 năm.
OPHTALMOLOGIE. Là nguyên nhân dẫn đầu của kém thị lực (malvoyance) của các lăo niên, bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégérérescence maculaire liée à l’âge) gây bệnh cho hơn 1 triệu người Pháp. Và con số này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến 2030. Trong căn bệnh này, vùng trung tâm của vơng mạc (macula : hoàng điểm) là nơi của một quá tŕnh viêm, với những phản ứng nối tiếp nhau (réaction en cascade). Có bao nhiêu phân tử khác nhau liên hệ vào trong căn bệnh này, th́ có bấy nhiêu mục tiêu tiềm tàng cho những điều trị của ngày mai.
Có thể có hai loại tiến triển. Loại tiến triển đầu tiên dẫn đến một sự phá hủy rất chậm của những tế bào vơng mạc (thể khô của bệnh, thường gặp nhất). Và loại tiến triển thứ hai, dẫn đến sự tăng sinh hỗn loạn của các mạch máu mới (néovaisseaux) (thể ướt), do sự sản xuất của các yếu tố tăng trưởng (VEGF). Khi những tân huyết quản này phát triển ngay trước hoàng điểm, sự đánh mất thị lực trung tâm (vision centrale) có thể xảy ra nhanh chóng. Vậy đó là một cấp cứu nhăn khoa. Vấn đề : DMLA vẫn không có triệu chứng trong một thời gian lâu và khi những triệu chứng điển h́nh của bệnh xuất hiện (các đường thẳng dường như lượn sóng) th́ các tân huyết quản đă thắng thế.
“ Chính v́ thế mà người ta khuyên thăm khám thầy thuốc nhăn khoa ngay ở tuổi 50 để thực hiện một thăm khám đáy mắt phát hiện bệnh (un fond’oeil de dépistage), GS Eric Souied (trưởng khoa mắt, CHI Créteil) và BS Laurent Benzacken (trưởng khoa mắt, CHU Aulnay-sous-Bois) đă nhấn mạnh như vậy. Trong trường hợp có những dấu hiệu thương tổn ở hoàng điểm, khám đáy mắt được bổ sung bởi chụp mạch (angiographie) để xem các tân mạch máu có thể xảy ra và nhất là bởi một tomographie par cohérence optique (OCT). Thăm khám này, v́ cho phép thấy tất cả các lớp của vơng mạc, nên có thể phát hiện những thương tổn sớm. Như thế có thể hành động trước khi thị giác bị ảnh hưởng.”
Những điều trị hiện nay (anti-VEGF) ức chế sự tiết của các yếu tố tăng trưởng (VEGF) và do đó ức chế sự tăng sinh của các tân mạch máu không được mong muốn. Các thuốc này rất có hiệu quả với điều kiện can thiệp trước khi các tế bào vơng mạc bị chết. Dầu chúng có tính chất cách mạng như thế nào đi nữa, tuy nhiên các anti-VEGF đặt ra hai vấn đề. Một mặt, chúng phải được tiêm vào bên trong nhăn cầu, với một nguy cơ nhiễm trùng nặng nhưng hiếm xảy ra. Và, mặt khác, chúng rất đắc (1290 Euro đối với mũi tiêm Lucentis, thuốc điều trị chuẩn). Thế mà, cần phải tiêm nhiều lần mỗi năm.
Để làm giảm phí tổn mà không đánh mất tính hiệu quả, khuynh hướng hiện nay là gia tăng các kiểm tra (một lần mỗi tháng) nhằm chỉ tiêm thuốc khi điều đó tỏ ra cần thiết. Phương thức này đă cho phép làm giảm số các mũi tiêm toàn bộ được thực hiện đồng thời giữ một tính hiệu quả rất tốt của điều trị. Mặt khác, theo yêu cầu của Bộ y tế và Afssaps (Agence française de sécurité sanitaire des produits de santé), nhóm nghiên cứu của GS Souied tham gia vào một công tŕnh nghiên cứu so sánh tính hiệu quả của Avastin với tính hiệu quả của Lucentis. B́nh thường, Avastin là một thuốc để điều trị ung thư đại tràng, nhưng người ta nhận thấy rằng nó cũng cho những kết quả tốt trong DMLA : vả lại, chinh trong lúc điều trị các bệnh nhân bị đồng thời hai bệnh lư này mà các thầy thuốc đă nhận thấy như vậy. Thế mà phí tổn của Avastin chỉ khoảng 30 Euro một mũi tiêm. Tuy nhiên hiện nay Aventis không có được giấy phép bán ra thị trường đối với chỉ định này, v́ vậy công tŕnh nghiên cứu đang được thực hiện mà những kết quả sẽ được biết trong 3 năm nữa.
Tất cả đầu tư hiện nay là t́m thêm những loại thuốc khác có khả năng tác dụng ở những mức khác và dễ cho thuốc hơn. Khoảng gần một chục loại thuốc hiện được đưa vào trong các công tŕnh nghiên cứu. Vậy từ nay đến năm 2015, sẽ xuất hiện nhiều loại thuốc, trước hết dưới dạng tiêm, rồi có lẽ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hay implant nhăn cầu, có khả năng cấp chừng ít một liều lượng của hoạt chất. Những thuốc này có thể được liên kết với các anti-VRGF đă hiện hữu và như thế tăng gấp mười tính hiệu quả của chúng. “ Chúng ta cũng đă t́m thấy những chất chỉ dấu di truyền (marqueurs génétiques) tiên đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vậy, trước mắt, chúng ta sẽ có khả năng nói trước bệnh nhân nào sẽ là những người đáp ứng tốt hay xấu đối với các điều trị và do đó thích ứng thái độ điều trị của chúng ta ”, BS Souied đă xác nhận như vậy.
C̣n lại dạng khô (forme sèche) của bệnh này, măi đến nay là người bà con nghèo của DMLA v́ lẽ vào lúc này không có một điều trị nào để ngăn chặn nó. Lại nữa, các loại thuốc c̣n đang được đánh giá. Nhằm mục đích ngăn cản sự chết sớm của các tế bào vơng mạc, các thuốc loại này là một đường hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn, với những thuốc đầu tiên sẽ xuất hiện trong khoảng một chục năm nữa.
(LE FIGARO 8/3/2010)
NHỮNG CHẤT BỔ SUNG THỨC ĂN CÓ GIÚP NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO TUỔI TÁC (DMLA) ?
GS Catherine Creuzot-Garcher
Chef du service d’ophtalmologie CHU Dijon
et Laboratoire Œil et Nutrition Inra-Dijon.
Vơng mạc, và đặc biệt là vùng trung tâm của nó, hoàng điểm (macula), không được tha miễn bởi những tác dụng có hại của sự lăo hóa. Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégénérescence maculaire liée à l’âge) là một bệnh lư nhiều yếu tố, trong đó thuốc lá, bệnh béo ph́, ánh nắng mặt trời, sự dinh dưỡng, tương tác với những yếu tố nguy cơ di truyền. Căn bệnh này, nguồn gốc của một phế tật thị giác nghiêm trọng, ảnh hưởng lên hơn 1 triệu người ở Pháp. Sau hết người ta biết rằng một bệnh nhân bị DMLA của con mắt bên này, sẽ có 50% nguy cơ thấy xuất hiện một dạng tiến triển của con mắt bên kia trong ṿng 5 năm tiếp theo sau đó. Tiên lượng khá u tối này đă biện minh cho nhiều công tŕnh nghiên cứu, được thực hiện để hạn chế sự tiến triển của DMLA.
Mặc dầu nhiều nghiên cứu trước đây biện minh cho những thói quen thường dựa trên kinh nghiệm, nhưng ảnh hưởng của các chất bổ sung thức ăn (complément alimentaire) và nói chung của sự dinh dưỡng lên vơng mạc, dựa trên những kết quả không hoàn toàn, thậm khí đôi khi mâu thuẫn nhau. Bước thực hiện thường gồm hai th́ : những công tŕnh nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn (études épidémiologiques à grande échelle) cho phép chúng ta chọn lọc vài yếu tố dinh dưỡng nhằm làm kềm hăm sự xuất hiện của DMLA. Sau đó, những công tŕnh nghiên cứu can thiệp (études d’intervention) (trong đó người ta kiểm soát chặt chẽ sự cung cấp các vi chất dinh dưỡng, micronutriments) sẽ cố gắng xác nhận giả thuyết này.
ƯU TIÊN RAU XANH.
Những công tŕnh nghiên cứu lâm sàng, xác nhận lợi ích của các chất bổ sung thức ăn để ngăn ngừa những dấu hiệu của sự lăo hóa, tương đối mới xuất hiện gần đây : tính hợp lư, biện minh cho việc sử dụng các chất bổ sung thức ăn để làm chậm lại tiến triển của DMLA, chủ yếu dựa trên công tŕnh Areds 1 (Age Related Eye Diesease Study). Công tŕnh nghiên cứu quy mô lớn, được tiến hành trong hơn 6 năm ở Hoa Kỳ, đă cho thấy rằng những chất bổ sung thức ăn, với chất cơ bản là vitamine C và E, bêta-carotène, kẽm và đồng, cho phép hạn chế những nguy cơ tiến triển thành DMLA nặng. Công tŕnh nghiên cứu này, mặc dầu có cách nay hơn 10 năm, vẫn có nhiều khuyết điểm, nhất là những liều lượng được đề nghị rất là cao hơn những liều lượng được khuyến nghị ở Châu Âu, và việc sử dụng bêta-carotène, có tiềm năng nguy hiểm cho người hút thuốc.
Những công tŕnh nghiên cứu khác đă gợi ư vai tṛ của các sắc tố điểm vàng (pigments maculaires) (lutéine và zéaxanthine), thay thế một cách có lợi bêta-carotène. Cũng vậy, một chế độ ăn uống giàu oméga-3 giới hạn sự tiến triển của DMLA, cũng như vitamine B nơi phụ nữ. Toàn bộ những giả thuyết này chẳng bao lâu nữa sẽ được đánh giá trong công tŕnh Areds 2, mà các kết quả sẽ sẵn sàng từ nay đến vài năm nữa.
Những kết quả này đă cho phép xác định những khuyến nghị đối với những bệnh nhân, tùy theo nguy cơ bị DMLA của họ. Đối với những bệnh nhân đă bị DMLA một bên hay có những dấu hiệu tiến triển của sự lăo hóa điểm vàng, người ta chủ trương làm chậm lại tiến triển của bệnh bằng sự tiêu thụ các chất bổ sung thức ăn. Tuy nhiên phải nhắc lại cho các bệnh nhân rằng việc cải thiện chế độ ăn uống mỗi ngày là dễ thực hiện và có lợi ích. Cần làm hiểu rơ thế nào là việc “ ăn tốt ” (bien manger) ! Ăn sardine (đóng hộp) hay cá mỡ hai lần mỗi tuần, trộn dầu colza vào salade, nhai vài quả hồ đào (cerneau de noix) trong tuần, ưu tiên dành cho rau xanh (chính ở đó chứa lutéine) là những sự việc dễ thực hiện đối với tất cả mọi người.
Sau hết, phải rất cảnh giác đối với sự tiêu thụ bừa băi các chất bổ sung thức ăn, đặc biệt là các sản phẩm bán trên internet, bởi v́ chúng không có một bảo đảm nào trong việc chế tạo.
Hiện nay chúng tôi cố gắng hạn chế tiến triển của bệnh một khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Có lẽ từ nay đến vài năm nữa ta sẽ xác định c̣n tốt hơn “ profil ” của một bệnh nhân trước khi bệnh xuất hiện, nhằm xác định bệnh nhân nào sẽ được hưởng tốt nhất một sự pḥng ngừa bằng các chất bổ sung thức ăn.
(LE FIGARO 27/9/2010)
CÁC VƠNG MẠC NHÂN TẠO VƯỢT QUA MỘT CHẶNG ĐƯỜNG MỚI.
Một implant mới đă cho phép một người mù đọc được những mẫu tự và những chữ.
OPHTALMOLOGIE. Cho phép những người mù t́m lại một thị giác đủ để nhận biết những vật thông thường và đọc những chữ lớn. Đó là kết quả từ nay có thể thu được với những implant vơng mạc thuộc thế hệ mới nhất. Nhóm của Eberhart Zrenner (đại học Tubingen, Đức) một trong những nhóm tiên tiến nhất thế giới trong lănh vực này, công bố hôm nay những dữ kiện ngoạn mục trong Proceedings of the Royal Society B.
Vơng mạc chứa một lớp tế bào cảm thụ ánh sáng (cellules photoréceptrices), bắt các tín hiệu ánh sáng và biến hóa chúng thành những xung động điện. Những xung động này sau đó được truyền qua dây thân kinh thị giác cho đến tận các vùng thị giác của năo bộ. Khi những tế bào vơng mạc rất biệt hóa này bị hủy hoại, khi bị một bệnh thoái hóa như viêm vơng mạc sắc tố (rétinite pigmentaire) hay DMLA (thoái hóa điểm vàng do tuổi tác), th́ sự mất thị giác không c̣n có thể sửa chữa được nữa. Ư tưởng thay thế chúng bằng một vơng mạc nhân tạo đă nẩy mầm cách nay nhiều thập niên. Từ đó, nhiều nhóm nghiên cứu đă bắt tay vào thách thức công nghệ học này với những phương cách khác nhau.
Nhờ những tiến bộ của điện tử học, những vơng mạc mới gồm hàng trăm điểm kích thích, điều này cho phép hoàn lại một thị giác tinh tế hơn nhiều. Nhóm của Tubingen đă chế tạo một implant có cạnh 3 mm với 1500 diode, điều này tương ứng với một h́nh ảnh 38x40 điểm hay pixel. Theo các công tŕnh nghiên cứu, cần ít nhất 600 pixel để cho phép đọc được, 1.000 để nhận diện một gương mặt.
5 TRẮC NGHIỆM THỊ GIÁC.
Vơng mạc nhân tạo (rétine artificielle) này đă được ghép vào dưới vơng mạc, ở chỗ của các tế bào cảm thụ ánh sáng (photorécepteurs), cho 3 bệnh nhân ở tuổi 40, bị mù từ lâu v́ bệnh viêm vơng mạc sắc tố. Sau đó những bệnh nhân được ghép vơng mạc nhân tạo này đă chịu 5 trắc nghiệm thị giác. Tất cả đă có thể thấy những vật sáng được đặt trên một chiếc bàn sẫm màu. Các hiệu năng đă rơ rệt cao hơn nơi một trong những người t́nh nguyện, đă thành công nhận biết một cách chính xác các đồ vật, và sau khi được huấn luyện, đă thành công ngay cả đọc được các mẫu tự và các chữ.
“ Mặc dầu những thách thức c̣n tồn tại về mặt sinh học và kỹ thuật, những kết quả của chúng tôi cho thấy rằng các prothèse vơng mạc điện tử có thể là một thay thế để phục hồi thị giác cho những người mù không có thể hưởng được những phương pháp khác như liệu pháp gène hay các thuốc bảo vệ thần kinh (médicaments neuroprotecteurs) ”, các tác giả của bài báo đă ghi nhận như vậy. “Khi những kết quả này được tŕnh bày cách nay vài tháng nhân một hội nghị, chúng đă có tác dụng như một trái bom nhỏ, Serge Pocaud, nhà nghiên cứu của Viện thị giác (Paris) đă kể lại như vậy. Từ đó, một loại implant khác, được phát triển bởi công ty Hoa Kỳ Second Sight và được trắc nghiệm đặc biệt ở Pháp, đă thu được những hiệu năng tương đương ”.
Các nhà nghiên cứu người Đức đă đặt implant vơng mạc cho khoảng một chục bệnh nhân khác, mà không bị vấn đề dung nạp. Và hệ thống dây và b́nh điện đă trở nên kín đáo hơn. Về phần ḿnh, nhóm nghiên cứu của Serge Picaud đang nghiên cứu một prototype de prothèse trên cơ sở các nanoparticule kim cương.
“ Vật liệu này đáng lưu ư bởi những tính chất điện tử và tính sinh tương hợp (biocomptabilité) ”, nhà nghiên cứu đă nhấn mạnh như vậy. Những thử nghiệm đang được tiến hành nơi động vật, nhưng sự phát triển bị làm chậm lại do thiếu nguồn tài trợ.
(LE FIGARO 3/11/2010)
VƠNG MẠC NHÂN TẠO : THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG IMPLANT MỚI NƠI NHỮNG NGƯỜI MÙ.
GS José-Alain Sahel, giám đốc Viện thị giác, trưởng khoa mắt Hôpital des Quinze-Vingts, giải thích những công tŕnh của nhóm nghiên cứu của ông, đă cho phép 4 người mù nhận biết lại môi trường của họ.
Hỏi : Những bệnh nào có nguy cơ dẫn đến sự mù ḷa một phần hay hoàn toàn ?
GS José-Alain Sahel : Thường xảy ra nhất là thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (DMLA : dégénérescence maculaire liée à l’âge). Đó là một rối loạn trong sự đổi mới của các tế bào cảm thụ ánh sáng (cellules photoréceptrices) với sự tích tụ của những mảnh vỡ tế bào dưới vơng mạc. Sau đó phải kể đến hai bệnh :
•bệnh tăng nhăn áp (glaucome) (800.000 người) làm gia tăng áp suất của nhăn cầu và cuối cùng làm thương tổn dây thần kinh thị giác.
•bệnh đái đường (400.000 đến 500.000 trường hợp) làm thương tổn các huyết quản của vơng mạc.
Tiếp theo sau đó là vài bệnh lư nguồn gốc di truyền như bệnh viêm vơng mạc sắc tố (rétinite pigmentaire) (40.000 trường hợp).
Hỏi : Trong những trường hợp nào ta có thể tránh sự mất thị giác nhờ một điều trị ?
GS José-Alain Sahel : Về bệnh đái đường và bệnh tăng nhăn áp, nếu ta chẩn đoán chúng sớm, ta có thể tránh được những biến chứng mắt nơi vơng mạc cũng như sự phá hủy của dây thần kính thị giác. Để điều trị vài dạng của DMLA , ta có những thuốc chống sinh mạch máu (anti-angiogénique), ức chế sự tăng sinh của các huyết quản của vơng mạc, nguyên nhân của sự giảm thị lực. Về những bệnh di truyền, một liệu pháp gène đang được thử nghiệm. Đối với những bệnh nhân đă mất hoàn toàn thị giác, ngày nay hy vọng quan trọng là ghép những vơng mạc giả (prothèse rétinienne).
Hỏi : Để hiểu cách tác dụng của những vơng mạc giả này, xin ông có thể giải thích cho chúng tôi vai tṛ của vơng mạc ?
GS José-Alain Sahel : Vơng mạc gồm có một lớp tế bào nhận cảm (cellules réceptrices) bắt các tín hiệu ánh sáng và biến đổi chúng thành những xung động điện (impulsions électriques). Sau đó những xung động điện này được truyền đến các vùng thị giác (aire visuelle) của năo bộ bởi dây thần kinh thị giác. Khi những tế bào cảm quan (cellules photoréceptrices) của vơng mạc bị tiêu hủy, sự mất thị giác là hoàn toàn.
Hỏi : Protocole ghép (implantation) được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của ông ở Viện Mắt là ǵ ?
GS José-Alain Sahel : Trước hết, vào lúc một can thiệp ngoại khoa, ta đặt trên vơng mạc một puce điện tử (một implant) bao gồm một loạt các điện cực bằng kim loại thay thế những tế bào cảm quang bị phá hủy. Một caméra nhỏ xíu được gắn trên kính đeo bắt h́nh ảnh và xử lư nó nhờ microprocesseur được đặt trong một chiếc bọc. Microprocesseur này truyền các thông tin nhận được đến implant vơng mạc, rồi implant này truyền chúng đến các vùng thị giác của năo bộ qua dây thần kinh thị giác. Vậy để thực hiện kỹ thuật này, dây thần kinh thị giác không được bị phá hủy.
Hỏi : Những kết quả nào đă thu được với sự tái tạo vơng mạc này ?
GS José-Alain Sahel : Từ hai năm rưỡi nay, 4 bệnh nhân bị mù ḷa do viêm vơng mạc sắc tố đă được mổ (30 trường hợp trên thế giới). Ngày nay 4 người đàn ông này có thể di chuyển, thấy các cánh cửa, các cửa sổ và các đồ vật. 3 trong 4 các bệnh nhân này có thể đọc cả những chữ gồm 3 hay 4 mẫu tự !
Hỏi : Nhóm của ông hiện đang nghiên cứu công tŕnh nghiên cứu khác nào ?
GS José-Alain Sahel : Chúng tôi đang phát triển trong pḥng thí nghiệm hai loại điện cực, lần này được bọc bởi kim cương. Những vật liệu tương hợp sinh học (matériaux biosensibles) này cho phép hạn chế những phản ứng mô.
Hỏi : Sự hồi phục một phần thị giác này có thể có được nơi những người bị mù khi sinh ra đời hay không ?
GS José-Alain Sahel : Chúng ta chưa biết bởi v́ để được như vậy năo bộ “ đă phải học thấy ” trong những năm đầu của đời sống.
Hỏi : Giai đoạn kế tiếp sẽ là ǵ ?
GS José-Alain Sahel : Để cải thiện những kết quả thu được, chúng tôi sẽ mổ một loạt những bệnh nhân khác với những protocole được tập trung hơn vào những khả năng nhận biết chính xác. Nhưng ta sẽ không bao giờ thay thế một cách hoàn hảo hàng triệu các tế bào cảm quan của vơng mạc lành mạnh, nghĩa là cho trở lại một thị giác b́nh thường. Trong hai năm nữa, chúng tôi dự định vượt qua một chặng đường mới bằng cách gia tăng số các điện cực trên implant, lần này được bọc bằng kim cương.
(PARIS-MATCH 16/12-22/12/2010)
Stress during early pregnancy is linked to reduced reproductive function in male offspring
European Society of Human Reproduction and Embryology
Share
Print E-Mail
Men whose mothers were exposed to stressful life events while they were in the first 18 weeks of pregnancy may have reduced sperm counts when they become adults, according to a study published today (Thursday) in Human Reproduction [1], one of the world's leading reproductive medicine journals.
Research has shown that the first few months of pregnancy is when male reproductive organs are at their most vulnerable stage of development. This current study of 643 young men aged 20 found that those who were exposed to at least one stressful life event during early gestation (0-18 weeks) had worse sperm quality and lower testosterone concentrations than those who were not exposed, or who were exposed during later gestation, between 18-34 weeks.
The findings come from the Western Australia's Raine Study [2], a multi-generational study that recruited nearly 3000 women in their 18th week of pregnancy in the period between May 1989 and November 1991. The mothers completed questionnaires at 18 and 34 weeks' gestation, and each survey included questions about stressful life events during the preceding four months of pregnancy. These events included death of a close relative or friend, separation or divorce or marital problems, problems with children, mother's or partner's involuntary job loss, money problems, pregnancy concerns, moving home or other problems.
A total of 2868 children (1454 boys) were born to 2804 mothers and were followed by the researchers, making this the first study to investigate prospectively the links between exposure to stressful life events in early and late gestation and male reproductive function in young adult men. When they reached 20 years old, up to 643 young men underwent a testicular ultrasound examination and provided semen and blood samples for analysis.
The researchers found that 63% of the men had been exposed to at least one stressful life event in early gestation, while fewer stressful life events occurred in late gestation. Those who were exposed to stressful life events in early gestation had lower total sperm counts, fewer sperm that could swim well and lower concentrations of testosterone than those exposed to no events. The researchers adjusted their analyses to take account of factors that could affect their calculations, such as the mothers' body mass index, socio-economic status and whether or not the mothers had given birth previously.
The senior author of the study, Roger Hart, Professor of Reproductive Medicine at the University of Western Australia and medical director of the Fertility Specialists of Western Australia IVF unit, said: "We found that men who had been exposed to three or more stressful life events during early gestation had an average of 36% reduction in the number of sperm in their ejaculate, a 12% reduction in sperm motility and an 11% reduction in testosterone levels compared to those men who were not exposed to any stressful life event during that period.
"This suggests that maternal exposure to stressful life events during early pregnancy, a vulnerable period for the development of male reproductive organs, may have important life-long adverse effects on men's fertility. This contrasts with the absence of any significant effect of exposure to maternal stressful life events in late gestation."
In their Human Reproduction paper, the authors write: "These potential associations could provide important insight into the decline of total sperm count in Western men, which has been, apart from genetic and direct spermatogenic damage, largely unexplained."
Prof Hart said that exposure to stressful life events during early pregnancy was unlikely to cause a man to be infertile by itself, but when added to other factors, it could contribute to an increased risk of infertility.
"Like most things in life, if exposure to stressful life events in early gestation is added to other things that are known to affect men's fertility, it may contribute to an increased risk of male infertility. These other, predominantly lifestyle exposures include being overweight, central obesity, smoking, excessive alcohol intake, high blood pressure, high cholesterol, sugar, or fat levels in the blood, a varicocele in the scrotum, or possibly exposure to chemicals in the environment that interfere with natural hormones, both before birth and in adulthood," he said.
The researchers point out that they have found only an association between stressful life events in early pregnancy and reduced sperm quality and testosterone concentrations in offspring, not that one definitely causes the other.
First author of the study, Dr Elvira Bräuner, a senior scientist in reproductive epidemiology at the Department of Growth and Reproduction, Rigshospitalet in Copenhagen, Denmark, said: "It is likely that women have always been exposed to stressful life events during pregnancy. However, the World Health Organization has described a general upward trend in stress over time. So, the additional effect of a stressful life event during pregnancy might be more pronounced in women who are already stressed."
One of the main limitations of the study is that it was not possible to measure how stressful life events affected women's experiences and their perceptions of stress, and their resilience in coping with such events.
Prof Hart said: "Our findings suggest that improved support for women, both before and during pregnancy, but particularly during the first trimester, may improve the reproductive health of their male offspring. Men should also be made aware that their general health is also related to testicular health, so they should try to be as healthy as possible to ensure that not only do they have the best chance of maintaining fertility, but also of remaining healthy in later life.
"To provide some perspective, the association between exposure to stressful life events and reduction in sperm counts was not as strong as the association between maternal smoking and subsequent sperm counts, as this was associated with a 50% reduction in sperm number."
Stress during early pregnancy is linked to reduced reproductive function in male offspring
European Society of Human Reproduction and Embryology
Men whose mothers were exposed to stressful life events while they were in the first 18 weeks of pregnancy may have reduced sperm counts when they become adults, according to a study published today (Thursday) in Human Reproduction [1], one of the world's leading reproductive medicine journals.
Research has shown that the first few months of pregnancy is when male reproductive organs are at their most vulnerable stage of development. This current study of 643 young men aged 20 found that those who were exposed to at least one stressful life event during early gestation (0-18 weeks) had worse sperm quality and lower testosterone concentrations than those who were not exposed, or who were exposed during later gestation, between 18-34 weeks.
The findings come from the Western Australia's Raine Study [2], a multi-generational study that recruited nearly 3000 women in their 18th week of pregnancy in the period between May 1989 and November 1991. The mothers completed questionnaires at 18 and 34 weeks' gestation, and each survey included questions about stressful life events during the preceding four months of pregnancy. These events included death of a close relative or friend, separation or divorce or marital problems, problems with children, mother's or partner's involuntary job loss, money problems, pregnancy concerns, moving home or other problems.
A total of 2868 children (1454 boys) were born to 2804 mothers and were followed by the researchers, making this the first study to investigate prospectively the links between exposure to stressful life events in early and late gestation and male reproductive function in young adult men. When they reached 20 years old, up to 643 young men underwent a testicular ultrasound examination and provided semen and blood samples for analysis.
The researchers found that 63% of the men had been exposed to at least one stressful life event in early gestation, while fewer stressful life events occurred in late gestation. Those who were exposed to stressful life events in early gestation had lower total sperm counts, fewer sperm that could swim well and lower concentrations of testosterone than those exposed to no events. The researchers adjusted their analyses to take account of factors that could affect their calculations, such as the mothers' body mass index, socio-economic status and whether or not the mothers had given birth previously.
The senior author of the study, Roger Hart, Professor of Reproductive Medicine at the University of Western Australia and medical director of the Fertility Specialists of Western Australia IVF unit, said: "We found that men who had been exposed to three or more stressful life events during early gestation had an average of 36% reduction in the number of sperm in their ejaculate, a 12% reduction in sperm motility and an 11% reduction in testosterone levels compared to those men who were not exposed to any stressful life event during that period.
"This suggests that maternal exposure to stressful life events during early pregnancy, a vulnerable period for the development of male reproductive organs, may have important life-long adverse effects on men's fertility. This contrasts with the absence of any significant effect of exposure to maternal stressful life events in late gestation."
In their Human Reproduction paper, the authors write: "These potential associations could provide important insight into the decline of total sperm count in Western men, which has been, apart from genetic and direct spermatogenic damage, largely unexplained."
Prof Hart said that exposure to stressful life events during early pregnancy was unlikely to cause a man to be infertile by itself, but when added to other factors, it could contribute to an increased risk of infertility.
"Like most things in life, if exposure to stressful life events in early gestation is added to other things that are known to affect men's fertility, it may contribute to an increased risk of male infertility. These other, predominantly lifestyle exposures include being overweight, central obesity, smoking, excessive alcohol intake, high blood pressure, high cholesterol, sugar, or fat levels in the blood, a varicocele in the scrotum, or possibly exposure to chemicals in the environment that interfere with natural hormones, both before birth and in adulthood," he said.
The researchers point out that they have found only an association between stressful life events in early pregnancy and reduced sperm quality and testosterone concentrations in offspring, not that one definitely causes the other.
First author of the study, Dr Elvira Bräuner, a senior scientist in reproductive epidemiology at the Department of Growth and Reproduction, Rigshospitalet in Copenhagen, Denmark, said: "It is likely that women have always been exposed to stressful life events during pregnancy. However, the World Health Organization has described a general upward trend in stress over time. So, the additional effect of a stressful life event during pregnancy might be more pronounced in women who are already stressed."
One of the main limitations of the study is that it was not possible to measure how stressful life events affected women's experiences and their perceptions of stress, and their resilience in coping with such events.
Prof Hart said: "Our findings suggest that improved support for women, both before and during pregnancy, but particularly during the first trimester, may improve the reproductive health of their male offspring. Men should also be made aware that their general health is also related to testicular health, so they should try to be as healthy as possible to ensure that not only do they have the best chance of maintaining fertility, but also of remaining healthy in later life.
"To provide some perspective, the association between exposure to stressful life events and reduction in sperm counts was not as strong as the association between maternal smoking and subsequent sperm counts, as this was associated with a 50% reduction in sperm number."
For many, friends and family, not doctors, serve as a gateway to opioid misuse
Penn State
Share
Print E-Mail
In a common narrative of the path to opioid misuse, people become addicted to painkillers after a doctor prescribed them pills to treat an injury and then, later, switch to harder drugs, such as heroin. However, nonmedical opioid users were more likely to say they began abusing opioids after friends and family members offered them the drugs, according to researchers.
In a series of in-depth interviews with 30 opioid users from southwestern Pennsylvania, about 56 percent of the interviewees said they began using the painkillers recreationally first, said Ashton Verdery, assistant professor of sociology, demography and social data analytics, and an affiliate of the Institute for CyberScience, Penn State.
According to Verdery, the national narrative often portrayed in the media is that heroin abuse occurred after people were prescribed opioid pills by their doctors and became addicted to them. This narrative holds that when the government cracked down on prescription opioids and drug manufacturers began making pills more difficult to abuse in the late 2000s, these people then transitioned to heroin because of its lower price and higher relative availability.
"There's a lot about that narrative that I think is an overly simplistic way of thinking about this," said Verdery. "What emerged from our study -- and really emerged because we decided to do these qualitative interviews in addition to a survey component -- was a pretty different narrative than the national one. We found that most people initiated through a pattern of recreational use because of people around them. They got them from either siblings, friends or romantic partners."
He added that some study participants did say that they later engaged in "doctor shopping" to locate new sources of prescription pills when acquiring pills from those initial sources became more difficult.
The researchers, who report their findings in a recent issue of the Journal of Addictive Studies, said that understanding this pathway may help improve interventions and treatment options.
"It's not just that people were prescribed painkillers from a doctor for a legitimate reason and, if we just crack down on the doctors who are prescribing in these borderline cases we can reduce the epidemic," said Verdery. "Our results really don't speak to that framework. They speak more to the need of educating people how dangerous these pills are and warning them about getting the pills from friends and family, because that's the way a lot of people are getting addicted."
The researchers first recruited 125 participants to complete a survey that sought information on their demographics, substance use, social networks and risk factors. A total of 30 survey participants accepted an invitation to then take part in semi-structured, in-depth interviews that lasted about an hour.
The researchers conducted interviews with nonmedical opioid users from southwestern Pennsylvania because the region has been hit particularly hard by the opioid epidemic and features both rural and urban users.
Verdery suggests that the researchers would find similar results in other areas hit by the epidemic, but future research may explore addiction pathways in other communities and consider how other substance use may play a role in opioid addiction.
"We think that understanding this mechanism as a potential pathway is worth further consideration," said Verdery. "At the same time, friends and family are critical resources that people who use opioids can draw on for support and help in seeking treatment, which is all the more reason to pay attention to how drug use affects and is affected by social relationships."
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
CƠN CAO HUYẾT ÁP
(POUSSEE HYPERTENSIVE)
Dr Bertrand François
Chef de service de médecine générale d'urgence
Hôpital Saint-Roch. CHU de Nice
Dr Pras Pierre
Chef du service de gérontologie clinique
Hôpital Cimiez. CHU de Nice.
Dr Tardieux Pierre-Marie
Hôpital Cimiez. CHU de Nice.
Dầu cho đó là dấu hiệu khởi đầu của một cao huyết áp hay dầu cho đó là biến chứng của tiến triển của cao huyết áp, cơn cao huyết áp (accès hypertensif) phải được phát hiện và điều trị một cách nhanh chóng để tránh sự xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng
I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP XUẤT HIỆN
Cơn cao huyết áp không biến chứng có thể được thể hiện bởi đau đầu, chóng mặt, ù tai (acouphènes), chảy máu cam, suy nhược.
Sự tăng cao huyết áp có thể được chứng thực một cách t́nh cờ khi không có một triệu chứng nào.
Cơn cao huyết áp có thể được phát hiện bởi một biến chứng :
• một suy tâm thất trái, được thể hiện hoặc bởi khó thở gắng sức hoặc bởi một phù phổi cấp ;
• một suy động mạch vành cấp tính ;
• một xuất huyết dưới kết mạc hay vơng mạc ;
• một cơn lú lẫn do phù năo ;
• một thiếu máu cục bộ năo chịu trách nhiệm một thiếu sót thần kinh quan trọng ít hay nhiều và đôi khi thoái lui ;
• một xuất huyết màng năo hay năo-màng năo.
II. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán dựa trên đo huyết áp. Đo huyết áp phải được thực hiện ở hai tay, với những thận trọng sử dụng.
Ở người già, chính sự tăng cao đột ngột và bất thường của huyết áp phải được chẩn đoán là cơn cao huyết áp (poussée hypertensive). Nói chung trên 180 mmHg đối với huyết áp tối đa, và 110 mmHg đối với huyết áp tối thiểu. Ta nói là urgence hypertensive nếu những triệu chứng thương tổn tạng (signes de souffrance viscérale) được liên kết, và ta gọi là HA maligne nếu những con số huyết áp rất cao (nói chung >/=250 mmHg đối với tối đa và >/=130 mmHg đối với tối thiếu), với sự hiện diện của đau đầu, trạng thái lú lẫn hay co giật.
Phải nhấn mạnh rằng không có sự tương quan giữa cường độ của các con số huyết áp và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP XUẤT HIỆN CỦA CƠN CAO HUYẾT ÁP
Trong đại đa số các trường hợp, cơn cao huyết áp (accès hypertensif) là biến chứng của một cao huyết áp cũ được điều trị không đủ, thậm chí cân bằng, nhưng mất bù do một yếu tố gian phát, nguồn gốc thức ăn hay thuốc : cung cấp muối không đúng lúc hay sai lầm hồi sức gây nên quá tải thể tích, choáng t́nh cảm.
Ngoài ra, cơn cao huyết áp xảy ra khi có sự thay đổi hay ngừng bất ngờ một điều trị cao áp, nhất là khi đó là clonidine hay những thuốc chẹn beta giao cảm.
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Đứng trước một cao huyết áp không giải thích được, trước hết phải loại bỏ một cơn cao huyết áp sinh lư (poussée hypertensive physiologique), phản ứng lại với một sự tấn công bất ngờ : stress, đau tạng, co mạch của giai đoạn khởi đầu của một choáng (xuất huyết, giảm thể tích dưới tác dụng thuốc lợi tiểu), nhưng trong trường hợp này, thăm khám lâm sàng cẩn thận có thể phát hiện những marbrures, nhiễm trùng cấp tính, bí tiểu cấp tính.
V. ĐIỀU TRỊ
Cơn cao huyết áp (poussée hypertensive) có thể được điều trị tại nhà nếu ta có thể loại bỏ một biến chứng sẽ xảy ra. Điều này giả định rằng ta đă ở bên bệnh nhân một thời gian đủ và các con số huyết áp đă được điều chỉnh đúng đắn bởi điều trị.
UserPostedImage
1. CƠN CAO HUYẾT ÁP KHÔNG BIẾN CHỨNG.
Trước hết phải trấn an bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm dài, yên tĩnh, kiểm soát lại các con số huyết áp để loại bỏ “ tác dụng của áo khoác trắng ", ở hai cánh tay, sau khi kiểm tra mọi sai lầm phương pháp và kiểm tra lại huyết áp vài giờ sau đó.
Trong trường hợp các con số vẫn cao, điều trị ưu tiên một cần đến nicardipine (Loxen, Rydène), hay urapidil (Eupressyl, Mediatensyl).
2. CƠN CAO HUYẾT ÁP TRIỆU CHỨNG HAY CÓ BIẾN CHỨNG
Trước sự hiện diện diện của những triệu chứng cơ năng không đe dọa (đau đầu, suy nhược, chóng mặt) và khi không có những biến chứng bệnh lư, điều trị tức thời nhờ đến một thuốc chẹn kênh canxi (inhibiteur calcique).
Chảy máu cam biện minh cho phương pháp nhét bấc vào các hố mũi (méchage des fosses nasales), tùy trường hợp, phương pháp nhét bấc mũi sau (tamponnement postérieur) hay phương pháp đốt điểm chảy máu (électro-coagulation). Trước một xuất huyết nặng và không cầm được bằng phương pháp nhét bấc, một ống thông tiểu có bóng bơm (sonde urinaire à ballonnet) có thể được sử dụng nếu không có một sonde de tamponnement đặc hiệu.
Nifédipine dưới lưỡi không được dùng nữa bởi v́ gây nên hạ huyết áp đột ngột có hại.
Đứng trước một urgence hypertensive thật sự, liên kết với một biến chứng, cần phải nhập viện. Tùy theo t́nh huống, những điều trị khác được liên kết với điều trị ban đầu với thuốc chẹn kênh canxi của cơn cao huyết.
• xuất huyết vơng mạc cần trong một thời hạn ngắn nhất một điều trị đặc hiệu liên kết với điều trị cơn cao huyết áp.
• Phù phổi cấp được điều trị bởi những thuốc lợi tiểu có tác dụng nhanh (Furosémide injectable), các dẫn xuất nitrat (Natispray, Lénitral spray) dưới dạng thuốc xịt hay bằng đường tĩnh mạch, đặc biệt là nếu phù phổi cấp được liên kết với một nhồi máu cơ tim
• Trong trường hợp đau ngực, ta sẽ kê đơn một dẫn xuất nitrat bằng đường dưới lưỡi hay tĩnh mạch, và ta sẽ làm một điện tâm đồ.
• Trong trường hợp tai biến mạch máu năo, cao huyết áp phải được tôn trọng nếu chụp cắt lớp vi tính năo hướng về một nguồn gốc thiếu máu cục bộ, và dẫu sao chừng nào scanner không được thực hiện ;
• Xuất huyết năo-màng năo do vỡ một ph́nh động mạch có thể được điều trị với nimodipine (Nimotop), inhibiteur calcique tiêm cho phép ngăn ngừa co thắt mạch.
VI. KẾT LUẬN
Cần phân biệt rơ một t́nh trạng bất ổn huyết áp đơn thuần với một cơn cao huyết áp. Chỉ một cơn cao huyết áp mới cần một điều trị cấp cứu bởi v́ những hậu quả có thể là nghiêm trọng. Những thuốc điều trị huyết áp hiện nay có đủ để cho phép đáp ứng cơn cao huyết áp này một cách hiệu quả.
Quote:
Những cạm bẫy và những đặc điểm ở người già
Trong cao huyết áp của người già có một sự mất của tính dẻo động mạch (compliance artérielle) : điều này ảnh hưởng chủ yếu lên những trị số của HA thu tâm.
Hăy loại bỏ một cơn cao huyết áp triệu chứng của một bệnh tạng cấp tính : sốc t́nh cảm, đau, bí tiểu cấp tính, t́nh trạng choáng giai đoạn đầu.
Nifédipine (Adalat) dưới lưỡi không được sử dụng nữa, bởi v́ đôi khi nó có thể gây hạ huyết áp đột ngột.
Mỗi cơn cao áp biến chứng (poussée hypertensive compliquée) cần được nhập viện.
Ở người già được điều trị, ta chấp nhận những con số HA lên đến 160 mmHg đối với tối đa, 90 mmHg đối với tối thiểu.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.