Khi khai quật lăng mộ của Trương Phi, các chuyên gia phát hiện ra con người thật của vị tướng này khác hẳn với hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong “tứ đại danh tác” của Trung Quốc. Độ phổ biến của tác phẩm này không hề đơn giản, thậm chí nhiều người Việt Nam cũng thuộc làu làu. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã mô phỏng hình tượng các nhân vật đều rất vĩ đại, tài giỏi.
Mỗi nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đều đại diện cho một kiểu tính cách điển hình. Chẳng hạn Gia Cát Lượng là người đa mưu túc trí, Lưu Bị bên ngoài nhân từ nhưng bên trong thâm sâu phức tạp, Quan Vũ trung nghĩa nhưng tự cao, Trương Phi tuy tài giỏi nhưng nóng tính, lỗ mãng…
Có thể nói, trong “ngũ hổ tướng”, Trương Phi là vị tướng có nhiều tính xấu nhất. Dù được xem là anh hùng, nhưng nét tính cách hấp tấp, nóng nảy, vội vàng của Trương Phi đã tạo nên ấn tượng quá lớn với mọi người. Nhưng thực tế, ngoài đời Trương Phi không chỉ có tính xấu mà còn rất nhiều điểm tốt.
Khi bắt đầu khai quật mộ của Trương Phi tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, giới khảo cổ phát hiện bên trong ngôi mộ có nhiều thứ đặc biệt.
Đầu tiên là di vật trong mộ cho thấy tài năng về thư pháp, học vấn của Trương Phi không hề đơn giản. Các tác phẩm thư pháp ở đây đều do vị tướng này viết. Bên trong ngôi mộ đó còn có một tấm bia đá do chính Trương Phi tự khắc. Nét chữ của Trương Phi rất mạnh mẽ và dứt khoát, tỏa ra khí chất ít ai theo kịp. Các chuyên gia đánh giá ở thời kỳ Tam Quốc mà sở hữu khả năng thư pháp như vậy thì Trương Phi không thể xem thường.
Một người thô lỗ thì khó có trình độ thư pháp như vậy. Nói cách khác, người ta bắt đầu nghi ngờ về tính cách của Trương Phi do La Quán Trung khắc họa.
Thứ hai, gia cảnh của Trương Phi nhiều khả năng không hề bình thường. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông xuất thân bần nông, rất liều lĩnh. Thế nhưng, thực tế có như vậy? Văn bia trong mộ của Trương Phi đã khái quát về cuộc đời của vị tướng này.
Theo đó, điều kiện của gia đình Trương Phi vốn không hề tệ. Khi quyết định đi theo Lưu Bị, ông đã mang tài sản của mình theo cùng. Không rõ lý do vì sao Tam Quốc Diễn Nghĩa lại mô tả Trương Phi trái ngược hoàn toàn như vậy. Liệu đây có phải dụng ý nghệ thuật của La Quán Trung. Bất kể nguyên nhân là gì, phát hiện của giới khảo cổ đã góp phần giúp mọi người thay đổi cách nhìn về nhân vật Trương Phi.
VietBF@ sưu tập
|