Thăm Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, đại sứ Marc Knapper được xem hồ sơ đi B của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm gồm lư lịch, thẻ cán bộ, sổ đoàn.
Sáng 10/12, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cùng đoàn công tác Đại học Harvard thăm Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3. Tại đây, ông Knapper tham quan khu vực trưng bày, xem bộ hồ sơ đi B của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ra trong gia đ́nh tri thức ở Huế, lớn lên tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, năm 1966, bác sĩ trẻ xung phong vào chiến trường B, sau đó công tác tại bệnh viện huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngăi, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.
Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi.
Đại sứ Mỹ và đoàn được giới thiệu về Bộ sưu tập bản phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước; tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa 1945-1946.
Đại sứ Knapper nói cảm thấy vinh dự khi được tận mắt chứng kiến nhiều kỷ vật quư tại các Trung tâm Lưu trữ của Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa Đại sứ quán Mỹ với các cơ quan lưu trữ của Việt Nam giúp người dân hai nước hiểu hơn lịch sử, từ đó phục vụ cho mối quan hệ song phương.
Năm 2025 là cột mốc quan trọng khi hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước và 80 năm Quốc khánh Việt Nam. Đại sứ mong muốn người dân hiểu hơn nữa về lịch sử hai nước, "không chỉ nh́n lại quá khứ mà c̣n là cơ hội hướng tới tương lai".
Tiến sĩ Anthony James Saich, giáo sư quan hệ quốc tế, Đại học Harvard, bày tỏ ấn tượng về công tác bảo quản, lưu trữ và giới thiệu công khai nhiều khối tài liệu quư giá đến công chúng. Ông và cộng sự đang thực hiện dự án "Di sản chiến tranh Việt Nam chưa được khám phá" nhằm nghiên cứu, hệ thống hóa nguồn tài liệu, hỗ trợ t́m kiếm hài cốt, xác định danh tính liệt sĩ Việt Nam.
Ông Anthony James Saich hy vọng hai bên có thể hợp tác, chia sẻ dữ liệu, kỷ vật chiến tranh của những quân nhân mất tích, hy sinh. Thời gian tới, dự án cũng hướng đến số hóa cơ sở dữ liệu, cho phép người dân trên toàn thế giới có thể t́m kiếm thông tin về người mất tích dựa vào tên, địa điểm và đơn vị quân đội. Dự kiến, hệ thống dữ liệu này được cập nhật theo 3 triệu tài liệu đang được lưu trữ tại Washington, Mỹ.
|