Khi Cha Mẹ già yếu, ai cũng mong không bị con cháu ruồng bỏ. Bởi vì đó là lúc Cha Mẹ cần có người bên cạnh nhất, cũng như các con khi còn nhỏ, được Cha Mẹ ân cần chăm sóc mọi lúc mọi nơi.
Khi Cha Mẹ già yếu, chân tay thường run rẩy. Lúc ăn uống có làm rơi đổ cơm canh, cũng mong con đừng phiền lòng. Hãy nhẫn nại một chút, bởi lúc còn nhỏ con cũng thường vương vãi thức ăn lên quần áo như vậy.
Khi Cha Mẹ già yếu, dù đi đứng loạng choạng bất tiện nhưng thỉnh thoảng cũng muốn được ra ngoài phơi nắng, cũng như hồi nhỏ con thích được Cha Mẹ đẩy xe đi hóng gió mỗi ngày.
Cha Mẹ lớn tuổi rồi, nói chuyện có khi quên mất mình đang nói đến đâu, bèn lập lại từ đầu cho chắc. Hãy cho Cha Mẹ chút thời gian để nói hết câu chuyện. Thật ra Cha Mẹ nói gì không quan trọng đâu, điều chúng ta muốn là có người lắng nghe, con ạ!
Khi Cha Mẹ lớn tuổi, nếu buổi tối có lặp lại những điều đã nói nhiều lần vào buổi sáng, cũng mong con đừng vội ngắt lời. Như con còn nhỏ, cứ đòi Cha Mẹ kể mãi một câu chuyện mỗi khi lên giường đi ngủ.
Tuy Cha Mẹ già yếu rồi, thấy con cháu gặp trắc trở, vẫn không thể làm ngơ, mà sẽ dạy cách xử lý vấn đề, như khi con còn nhỏ dại.
Hãy mở lòng và cảm thông con nhé! Vì đó chỉ là thói quen bảo vệ con cái của các bậc làm phụ huynh lâu năm.
Khi Cha Mẹ không còn cơ hội càm ràm con nữa, giây phút nhắm mắt xuôi tay, con nhớ đừng vật vã khóc than. Trên đời cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng cũng có sự ra đi nặng như núi đá.
Nếu thật sự là người con hiếu thảo, thì không cần thể hiện sự bi thương trước linh cữu. Vì khi Cha Mẹ còn sống, con đã làm hết những gì cần rồi, không có gì phải tiếc nuối nữa.
Cha Mẹ ra đi, mang theo tấm lòng hiếu thảo của con, sẽ an vui và chúc phúc cho con từ thế giới bên kia.
Người già là vậy, bận rộn một đời rồi cũng ra đi. Họ chỉ mong con cháu nhẫn nại một chút, vui vẻ một chút, đừng tỏ vẻ bực dọc khi họ cần đến.
Chúng ta ai rồi cũng sẽ già và yếu, sẽ giống như ông bà, cha mẹ mình. Nên khi còn trẻ, nhớ đối xử với người lớn tuổi có tâm một chút, bạn nhé!
VietBF@sưu tập
|