Có một người xuất gia rồi hoàn tục. Bạn bè gặp lại hỏi anh vì sao đi tu, rồi vì sao hoàn tục. Anh đáp ngày xưa đi tu vì nghiên cứu thấy đạo lý của Phật hay quá, muốn đem hết cuộc đời áp dụng thực hành đạo lý đó. Nhưng khi vào chùa thì ở đó chưa phải môi trường để thực hành lời Phật dạy.
Ngày mấy buổi tụng kinh rồi thôi. Kinh chỉ để tụng chứ không phải là để thực hành. Rảnh rỗi chẳng biết làm gì nên xin đi học. Học đủ thứ môn nhưng áp dụng rất ít, và mục tiêu đi học cũng chỉ là lấy bằng cho có cái danh với người ta.
Còn thực tế cơm áo gạo tiền thì phải nhờ đi tụng đám mới sống được. Kinh tế nhà chùa rõ ràng là một loại dịch vụ trao đổi, nhà tín đồ cần có một nghi lễ, các thầy đáp ứng nhu cầu đó và nhận một số ti;ền về. Đến khi dịch vụ đó trở nên khẳng định vị thế trong cuộc sống thì dịch vụ được định gi;á hẳn hoi.
Để có cơm ăn áo mặc duy trì đời sống tu sĩ thì buộc phải bước vào dịch vụ tụng đám, thế thôi. Mãi rồi cái lý tưởng ban đầu tràn ngập cảm xúc bởi lời Phật dạy không còn nữa, nên không cần phải tu dưỡng đạo đức nội tâm gì nữa, và ph;ạm lỗi mà không hối hận nữa.
Anh nói là ước ao làm sao khi ai đó đi tu là được bước vào một môi trường thực hành lời Phật dạy rất chân chính. Làm sao có được những ngôi chùa trong đó có bậc thầy dạy đệ tử sống và thực hành lời Phật dạy triệt để, ai cũng thực sự yêu thương nhau và yêu thương chúng sinh. Làm sao mỗi ngày sống trong chùa là một ngày sống trong cõi Phật vì ai cũng cố gắng cống hiến phụng sự tu dưỡng như lời Phật dạy.
Bạn anh hỏi nếu tìm được ngôi chùa đúng như vậy thì anh có đi tu lại không. Anh đáp là không biết nữa vì cảm xúc hết rồi. Cảm xúc vì đọc sách Phật rất mạnh, nhưng đời sống ở chùa đã g;i;ết ch;ết cảm xúc đó rồi. Bây giờ nếu ngôi chùa nào cho anh cảm xúc đó thì biết đâu được. Anh có kinh nghiệm, sách vở cho ta cảm xúc ban đầu, nhưng phát triển nuôi dưỡng cảm xúc lý tưởng đó phải là một vị thầy thực sự, một ngôi chùa thực sự.
VietBF@sưu tập