Nhiều người nhập cư trái phép vào Mỹ từ khi c̣n nhỏ để theo đuổi "giấc mơ Mỹ" lo rằng họ sẽ sớm bị trục xuất khi ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
Khi Oscar Silva tốt nghiệp Đại học Bắc Texas hồi tháng 5, anh đă tự hào bước lên bục để nhận bằng tấm bằng cử nhân kế toán và kinh tế. Nhiều bạn bè cùng khóa với anh đă có công việc lương cao, nhưng Silva tới giờ chưa thể t́m được việc do không phải là công dân hợp pháp tại Mỹ.
Silva, người nhập cư Mexico 24 tuổi sống tại Denton ở bang Texas, đă chọn tiếp tục học lên thạc sĩ. Anh hy vọng có thể kéo dài thời gian chờ quốc hội Mỹ thông qua dự luật cấp tư cách công dân hợp pháp cho anh và hàng ngh́n người nhập cư không giấy tờ đến Mỹ từ khi c̣n bé, hay c̣n được gọi là Dreamer (những người theo đuổi giấc mơ Mỹ).
Tuy nhiên, giấc mơ mà Silva và những Dreamer khác đang theo đuổi có nguy cơ sụp đổ khi ông Donald Trump, người nhiều lần tuyên bố sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ, đắc cử tổng thống.
"Tôi suy sụp. Tôi bật khóc khi nghĩ rằng mọi công sức của ḿnh đă đổ sông đổ bể", Silva nói.
Oscar Silva và vợ Natalie Taylor tại nhà riêng ở thành phố Denton, bang Texas hồi tháng 7. Ảnh: Dallas Morning News
Silva là một trong số hơn 400.000 sinh viên đại học không có quyền cư trú hợp pháp tại Mỹ đang thấp thỏm chờ đợi kế hoạch trục xuất của ông Trump.
Các quan chức chính quyền mới, gồm cả ông trùm biên giới Tom Homan mà ông Trump bổ nhiệm, đă công khai thu hẹp phạm vi kế hoạch trục xuất, nhắm vào các thành viên băng đảng, những người chạy trốn và có tiền án. Tuy nhiên, ông Homan gần đây cảnh báo rằng những người nhập cư cư trú bất hợp pháp ở Mỹ "sẽ gặp rắc rối".
Lo sợ nguy cơ bị trục xuất, nhiều sinh viên nhập cư vội vă t́m hiểu các quyền của họ, cũng như lập kế hoạch "sống ẩn dật" nếu cần thiết. Một số thậm chí liên lạc với những họ hàng xa ở quê nhà để đề pḥng trường hợp bị trục xuất tới đó.
Khoảng 100.000 sinh viên nhập cư ở Mỹ hiện được bảo vệ khỏi nguy cơ trục xuất theo Chương tŕnh hoăn hành động đối với người nhập cư trái phép từ lúc c̣n nhỏ (DACA). Song chính nhóm này cũng lo ngại ṭa án có thể chấm dứt DACA bất kỳ lúc nào.
Ông Trump, người từng nỗ lực chấm dứt chương tŕnh DACA trong nhiệm kỳ đầu, gần đây bày tỏ muốn giúp đỡ nhóm nhập cư này ở lại. "Chúng ta phải làm ǵ đó với những Dreamer này v́ họ được đến đây từ khi c̣n bé", ông nói trên chương tŕnh Meet the Press của NBC tháng này.
Một số người có lập trường cứng rắn về nhập cư cũng nói rằng họ muốn để những Dreamer ở lại Mỹ. "Ông Trump nói rằng nhóm mà ông ấy muốn trục xuất là những người có tiền án và phạm tội. Tôi đồng t́nh với quan điểm này", nghị sĩ bang Texas Terri Leo Wilson nói.
Tuy nhiên, Wilson cho biết bà không nghĩ những người nhập cư này nên được hỗ trợ thêm. Tháng trước, nghị sĩ này đề xuất dự luật không cho người nhập cư không giấy tờ được hưởng mức đóng học phí dành cho những công dân của bang.
"Thật vô lư khi một người Mỹ không thuộc bang đó phải trả mức học phí cao dành cho người ngoại bang, trong khi người nhập cư bất hợp pháp th́ không", bà nói.
California, bang có số sinh viên là người nhập cư không giấy tờ lớn nhất cả nước với khoảng 80.000 người, là một trong những bang thành tŕ của đảng Dân chủ muốn bảo vệ nhóm sinh viên nhập cư này. Hồi đầu tháng 12, Tổng chưởng lư California Rob Bonta nói với các cơ quan địa phương và cả các đại học rằng họ có thể từ chối hợp tác với nhân viên nhập cư liên bang và không cần lưu hồ sơ về t́nh trạng cư trú hợp pháp của sinh viên.
Một số trường học cũng đă chủ động giúp đỡ sinh viên. Một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Trường Luật Cornell từ một năm trước bắt đầu chương tŕnh giúp đỡ những người thuộc chương tŕnh DACA có được thị thực làm việc tạm thời. Sau cuộc bầu cử tháng 11, các đại học ở Mỹ đă tổ chức những cuộc hội thảo pháp lư và chương tŕnh hỗ trợ cho sinh viên.
"Không chỉ buồn, chúng tôi c̣n có cảm giác thất vọng và bất công", Laura Enriquez, phó giáo sư Đại học California ở Irvine, nơi có khoảng 700 sinh viên không có giấy tờ nhập cư hợp pháp, nói.
Katherine Narvaez, một người thuộc chương tŕnh DACA, đang theo học năm thứ ba tại Đại học Y khoa Upstate thuộc Đại học bang New York (SUNY Upstate) ở Syracuse. Cô lo bản thân sẽ mất quyền bảo vệ v́ nó sẽ hết hạn vào cuối năm tới, khi ông Trump và chính quyền mới đă tiếp quản Nhà Trắng.
Nỗi lo về t́nh trạng cư trú đă đeo bám Narvaez từ khi cô c̣n là một thiếu niên sống ở vùng ngoại ô Atlanta. Narvaez và mẹ đă chuyển từ Guatemala tới Mỹ khi cô mới lên 6 với hy vọng t́m được cuộc sống tốt hơn.
Narvaez là học sinh giỏi ở trường phổ thông và nằm trong nhóm tốt nghiệp xuất sắc. Cô hy vọng trở thành bác sĩ chuyên khoa phụ sản hoặc bác sĩ gia đ́nh sau khi tốt nghiệp trường y.
"Thật thất vọng khi nh́n lại những hy sinh của bản thân. Tôi đă ở bệnh viện từ 7h sáng tới 5h chiều mỗi ngày để làm những công việc như bạn bè tôi đang làm. Nhưng khác với tôi, họ có thể tiếp tục sự nghiệp của ḿnh", cô gái 29 tuổi nói.
Người di cư bất hợp pháp ở khu vực biên giới bang California, Mỹ ngày 4/6. Ảnh: AFP
Silva, người không thuộc diện DACA, đă đến Mỹ khi c̣n là đứa trẻ. Bố mẹ anh đă vượt biên trái phép để chạy trốn t́nh trạng bạo lực ở quê nhà San Luis Potosi, Mexico.
Mùa hè vừa qua, nhận thấy khả năng ông Trump đắc cử, Silva đă tự t́m cách bảo vệ bản thân. Anh nộp đơn xin tham gia sáng kiến "Keeping Families Together" (Giữ các gia đ́nh bên nhau) được Tổng thống Joe Biden đưa ra hồi tháng 6 và triển khai từ tháng 8, trong đó mở đường và đơn giản hóa quy tŕnh cấp quốc tịch Mỹ cho khoảng 500.000 người nhập cư bất hợp pháp đă kết hôn với công dân Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi chương tŕnh được triển khai hồi tháng 8, nó đă bị ṭa án liên bang chặn sau khi bang Texas dẫn đầu liên minh các bang t́m cách phản đối. Silva hiện chỉ biết tiếp tục chương tŕnh học và cố gắng t́m kiếm nhà tuyển dụng có thể giúp anh có thị thực lao động.
"Nếu bị trục xuất, tôi sẽ mắc kẹt ở một đất nước mà tôi không biết ǵ về nó và cũng không quen biết ai, v́ tôi đến Mỹ từ nhỏ", Silva nói.
Natalie Taylor, vợ của Silva, cho biết t́nh trạng bấp bênh hiện tại "ảnh hưởng tới gia đ́nh chúng tôi và khiến tôi tức giận".