Chế độ đặc biệt trên iPhone không nên được kích hoạt bởi người dùng phổ thông mà chỉ dành riêng cho nhóm khách hàng hay bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp tinh vi.
Theo Forbes, báo cáo an ninh mạng gần đây đều lên tiếng về "các mối nguy trên di động" đang gia tăng đáng lo ngại khi nhiều tổ chức tội phạm mạng nhắm vào thiết bị di động ngay từ đợt đầu tấn công. Do đó, sự lo lắng của người dùng là điều dễ hiểu và họ thường t́m cách tùy chỉnh cài đặt trên điện thoại để cảm thấy an toàn nhất. Tuy nhiên, Apple đă cảnh báo có những tùy chỉnh người dùng không nên áp dụng cho điện thoại iPhone trừ khi thực sự hiểu rơ rủi ro mà hành động này mang lại.
Cụ thể, trên iPhone có một phần cài đặt ẩn liên quan đến chế độ khóa/cách ly máy (Lockdown Mode). Một số người đă phát hiện ra cài đặt này và chia sẻ cách làm để những người khác kích hoạt nó trên máy. Nhưng theo Apple, điều đó là không nên.
Lockdown Mode không phải chế độ dành cho người dùng iPhone phổ thông và trên thực tế, những rủi ro mà tính năng này mang lại có thể c̣n lớn hơn lợi ích. Apple cảnh báo đây là "biện pháp pḥng vệ cực độ, được thiết kế cho số ít người dùng có rủi ro bị các mối đe dọa tinh vi nhắm tới. Phần lớn chủ nhân iPhone sẽ không bao giờ bị tấn công kiểu này".
Tương tự Lockdown Mode trên iPhone, Google cũng phát hành Advanced Protection. Cả hai đều là những chế độ đặc biệt được tạo ra dành cho nhóm người dùng là chính trị gia, các nhà hoạt động xă hội, nhà báo, luật sư... hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm. Đây là nhóm người dùng hay bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp tinh vi.
Nhà sản xuất cảnh báo khi bật Lockdown Mode, iPhone sẽ không c̣n hoạt động như thường lệ, một số ứng dụng, website và tính năng sẽ bị giới hạn nghiêm ngặt v́ yêu cầu bảo mật, thậm chí một số trải nghiệm sẽ không c̣n. Các tập tin đính kèm trong tin nhắn sẽ bị loại bỏ, trang web hiển thị không b́nh thường, một số cuộc gọi bị chặn, một số album ảnh không thể truy cập, kết nối không dây có thể bị vô hiệu hóa (tùy loại) và có những phụ kiện nhất định sẽ không c̣n hoạt động.
Việc ngắt kết nối không dây lẫn thiết bị ngoại vi, loại bỏ dữ liệu... sẽ giúp thiết bị an toàn hơn, nhưng trừ khi chủ máy làm công việc quá nhạy cảm hoặc đối mặt với nguy cơ bị tấn công ở tầm cỡ quốc gia. C̣n lại, đừng kích hoạt Lockdown Mode!
Người dùng iPhone nói chung nên làm ǵ để bảo vệ máy?
Để giữ cho thông tin cá nhân cũng như thiết bị an toàn, người dùng nên tuân thủ các nguyên tác cơ bản như để máy chạy phiên bản iOS mới nhất; cài đặt các bản cập nhật sớm nhất khi có thể; cẩn trọng với ứng dụng cài vào máy; không cho ứng dụng quyền truy cập vượt quá các chức năng cốt lơi được thiết kế.
Hăy hạn chế tối đa việc sử dụng Wi-Fi công cộng, khi đi xa nên sử dụng dịch vụ VPN uy tín, kích hoạt cơ chế chống trộm và giới hạn theo dơi vị trí, đặt mă pin phức tạp và bật xác thực sinh trắc học.
Người dùng cũng nên chạy tính năng Safety Check của Apple (nằm trong Cài đặt bảo mật và quyền riêng tư). Tính năng này sẽ hiển thị danh sách những ai đang chia sẻ dữ liệu với chủ máy, ứng dụng nào truy cập vào thông tin cá nhân hay thiết bị có liên kết với tài khoản, có quyền truy cập điện thoại... Các biện pháp trên sẽ giữ an toàn cho máy của hầu hết người dùng mà không cần tới giải pháp cực đoan như Lockdown mode.
|