Stella Shon, 24 tuổi, một phụ nữ trẻ khỏe mạnh ở New York, đă mất thị lực và bị bỏng cấp độ hai do phản ứng dị ứng hiếm gặp với các loại thuốc như amoxicillin, Advil và Tylenol.
Nhập viện với triệu chứng như sương mù năo, đau nhức nghiêm trọng và khó di chuyển, cô được chẩn đoán mắc Hội chứng Stevens-Johnson (SJS). Đây là một rối loạn hiếm gặp, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một loại thuốc, gây viêm lan rộng và tổn thương da.
Hội chứng SJS thường bắt đầu với các triệu chứng như cảm cúm, sau đó phát ban đau đớn, phồng rộp, và cuối cùng là bong da giống bị bỏng nặng. Khoảng 10% bệnh nhân mắc SJS tử vong và tỷ lệ này tăng đến 50% ở những ca nặng như Shon. Các bác sĩ không thể xác định chính xác loại thuốc nào gây ra SJS cho cô nhưng nghi ngờ amoxicillin hoặc thuốc giảm đau như Advil và Tylenol mà cô sử dụng để điều trị cảm cúm trước đó. Theo nghiên cứu năm 2023 đăng trên JAMA Dermatology, thuốc kháng sinh là nguyên nhân phổ biến gây ra SJS.
Từ một phụ nữ xinh đẹp, b́nh thường, Shon bị suy giảm sức khỏe trầm trọng. Ảnh: Business Insider
Cô được chuyển đến trung tâm bỏng của Bệnh viện Weill Cornell Medicine và phải nhập viện hơn một tháng để điều trị. Trong đêm đầu tiên tại pḥng chăm sóc đặc biệt, cơ thể cô suy yếu nghiêm trọng. Các vết loét lan xuống cổ họng, phổi, khiến đường thở bị tắc nghẽn và cô phải dùng máy thở. T́nh trạng viêm do SJS đă phá hủy lớp niêm mạc cơ thể cô, gây ra bỏng cấp độ hai trên diện rộng. Các bác sĩ đă sử dụng liều lớn steroid để làm dịu hệ miễn dịch và ngăn ngừa sốc nhiễm trùng.
Hai tuần sau khi nhập viện, Shon được tháo máy thở và tổ chức sinh nhật lần thứ 25 ngay tại bệnh viện. Tuy nhiên, cô đă sụt gần 12 kg và được vật lư trị liệu để tập đi lại b́nh thường. Cô cũng bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt, mất tuyến sản xuất nước mắt do sẹo, dẫn đến hội chứng khô mắt măn tính. Mặc dù đă lấy lại được thị lực, cô vẫn phải phẫu thuật tăng nhăn áp.
Stella Shon, từng có một hồ sơ sức khỏe hoàn hảo, giờ phải đối mặt với gánh nặng chi phí điều trị y tế "khổng lồ". Cô cho biết mỗi năm phải chi khoảng 8.500 USD cho bảo hiểm y tế, 11.000 USD để mua kính áp tṛng bảo vệ giác mạc bị tổn thương, 1.400 USD cho thuốc nhỏ mắt theo toa, 3.000 USD để phẫu thuật tăng nhăn áp và hơn 5.000 USD cho các buổi tái khám với nhiều chuyên gia y tế. Đầu năm 2024, cô đă thực hiện một loạt điều trị bằng laser để xóa sẹo tại pḥng khám da liễu, với chi phí 250 USD mỗi lần. Nhưng toàn bộ chi phí trên đều bị gói bảo hiểm y tế mới từ chối chi trả với lư do không nằm trong phạm vi bảo lănh.
Hiện, Shon đă bỏ công việc cũ để theo đuổi nghề viết du kư, thường xuyên đăng tải các nội dung trải nghiệm du lịch trên mạng xă hội. Stella Shon cho biết: "Tháng này đánh dấu tṛn hai năm kể từ khi tôi được chẩn đoán mắc bệnh. Những ngày tốt đẹp của tôi giờ đây nhiều hơn những ngày tồi tệ nhưng đôi mắt vẫn là lời nhắc nhở đau đớn nhất về trận chiến tôi đă trải đă qua".