Các vụ cháy rừng tàn khốc ở khu vực Los Angeles (Mỹ) có thể gây áp lực nhẹ lên nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn, nhưng khó có thể làm chệch hướng đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng cháy rừng có thể gây áp lực làm gia tăng lạm phát, đồng thời làm chậm tăng trưởng và ḱm hăm hoạt động tuyển dụng, mặc dù không ở mức độ đủ lớn để thay đổi cơ bản triển vọng toàn bộ nền kinh tế.
Nhà kinh tế học Abiel Reinhart tại J.P. Morgan nhận định: "Các vụ cháy rừng ở Los Angeles đang trở thành thảm họa khí hậu tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, do quy mô vụ cháy lớn và bất động sản bị tàn phá có giá trị cao".
Lưu ư đến các ước tính thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm tỷ USD và vượt thiệt hại của cơn băo Katrina, ông Reinhart nói rằng trong ngắn hạn, các vụ cháy rừng tác động nhỏ đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), việc làm và lạm phát. Tổng quy mô GDP trong nước của Mỹ là gần 30.000 tỷ USD vào năm 2023.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cũng đồng t́nh và cho biết các thảm họa thiên nhiên trong quá khứ cho thấy những ǵ có thể xảy ra.
Họ dự báo tăng trưởng trong quư đầu tiên của năm 2025 sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm, giả sử rằng điều đó không bị bù đắp bởi các hoạt động liên quan đến tái thiết.
Tăng trưởng việc làm trong tháng 1 có thể giảm từ 15.000 đến 25.000 vị trí do các vụ cháy, một mức giảm tương đối khiêm tốn trong một nền kinh tế đă tạo thêm 256.000 việc làm trong tháng 12/2024, do thực tế là chỉ có khoảng 0,5% cư dân California phải di tản.
Các nhà dự báo của Goldman Sachs cũng cho rằng các vụ cháy sẽ không làm tăng các yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp ngay lập tức.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng có quan điểm tương tự và dự đoán mức giảm từ 20.000 đến 40.000 việc làm. Họ lưu ư rằng áp lực lạm phát, được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng loại trừ chi phí thực phẩm và năng lượng, có thể cao hơn từ bốn đến chín điểm cơ bản do tác động của cháy rừng.
Các chuyên gia của Morgan Stanley nhận định cú sốc dường như ảnh hưởng đến giá hàng hóa cốt lơi, đặc biệt là ô tô đă qua sử dụng và ô tô mới. Họ cho rằng có bằng chứng về lạm phát liên quan ô tô đă qua sử dụng và ô tô mới mạnh hơn sau các vụ cháy rừng, dựa trên các thảm họa tương tự trong quá khứ, trong khi hàng hóa cốt lơi không bao gồm ô tô dường như không bị ảnh hưởng đáng kể.
Chuyên gia Reinhart của J.P. Morgan cho biết: "Chúng tôi dự kiến áp lực tăng giá thuê nhà, vật tư xây dựng và lao động xây dựng dân dụng tại địa phương, nhưng tác động đến cả nước sẽ hạn chế".
Tác động kinh tế tương đối hạn chế trên toàn quốc của các vụ cháy ở California diễn ra khi nền kinh tế Mỹ đang bước vào năm 2025 với một nền tảng vững chắc và mức lạm phát dai dẳng.
Tuy nhiên, thảm họa này làm gia tăng mức độ bất ổn kinh tế vốn đă cao khi ông Donald Trump trở lại làm tổng thống, với chiến dịch tranh cử dựa trên việc tăng thuế mạnh và trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ.
Các vụ cháy rừng bắt đầu từ tuần trước ở miền Nam California đă cướp đi ít nhất 25 sinh mạng, thiêu rụi khoảng 16.200 ha và phá hủy hơn 12.000 ngôi nhà, san bằng nhiều khu dân cư.
Theo ước tính mới nhất của dịch vụ dự báo AccuWeather, các vụ cháy rừng đă gây thiệt hại từ 250 tỷ đến 275 tỷ USD, bao gồm thiệt hại từ tài sản bị phá hủy, từ hoạt động kinh tế bị gián đoạn và chi phí chữa cháy. Tuy nhiên, đây chưa phải là thiệt hại cuối cùng.
VietBF@ sưu tập
|