Đến nay, đă hơn 580 năm kể từ khi xảy ra thảm án Lệ Chi Viên khiến cho gia tộc Nguyễn Trăi bị họa tru di.
Đền Lệ Chi Viên tại xă Đại Lai (Gia B́nh, Bắc Ninh), nơi khởi nguồn của vụ án oan khuất nhất trong lịch sử.
Sau vụ án oan lịch sử này, những giai thoại khó tin về "rắn báo oán" cũng lan truyền trong dân gian.
Giọt máu rắn thấm 3 trang sách
Vậy thực sự có chuyện "rắn báo oán" như chuyện kể trong các sách dă sử? Hay đây chỉ là một trong những thủ đoạn nhằm "tẩy trắng" vết nhơ của những kẻ đă rắp tâm hăm hại gia tộc Nguyễn Trăi, đổ tiếng ác cho người phụ nữ tài hoa - một nữ nhà giáo đầu tiên trong lịch sử dân tộc: Nữ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Cho đến nay, đă trên 580 năm sau vụ án oan lớn và khốc liệt nhất xảy ra trong lịch sử Việt Nam, nhưng Lệ Chi Viên măi măi là một vết nhơ không thể tẩy xóa của triều đại nhà Lê sơ. Đáng chú ư, theo các sách dă sử th́ chuyện gia tộc Nguyễn Trăi bị họa tru di tam tộc là do "rắn báo oán".
Chân dung phác thảo bà Nguyễn Thị Lộ của họa sĩ Trịnh Yên.
Các chuyện kể dù có khác nhau một vài chi tiết, song đại loại như sau: Ngày ấy, trong một g̣ đất um tùm cây cối ở làng Nhị Khê gọi là g̣ Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con. Con rắn làm tổ ở đó đă gần trăm năm, chỉ c̣n chờ ít năm tu luyện nữa sẽ hóa thành xà tinh có thể đi mây về gió, biến hóa huyền diệu.
Thời ấy có một ông đồ họ Nguyễn mở trường dạy học trong làng. Thấy đám đất ở g̣ Rùa thoáng rộng, mới bảo học tṛ phát dọn để chuyển lớp học đến đó. Đêm ấy rắn mẹ bèn hóa thành một người đàn bà đến báo mộng cho ông đồ và cảnh báo không được động đến g̣ Rùa.
Khi ông đồ tỉnh giấc th́ trời đă sáng. Dù rất băn khoăn về giấc mộng lạ, song ông lại cho rằng đó là chuyện mộng mị không đáng tin. Khi ông chống gậy đến nơi định mở lớp học th́ học tṛ đă dọn quang một đám rộng. Đêm hôm sau con rắn lại báo mộng trong h́nh hài người đàn bà bế ba đứa con nhỏ, khẩn khoản xin hoăn cho ba hôm để đàn con cứng cáp. Thấy người đàn bà vật nài mấy lần, ông đồ động ḷng trắc ẩn đồng ư.
Sáng dậy ông đồ đi tới đám đất đang được phát dọn xem sao. Vừa đến nơi, người trưởng tràng chạy đến nói: "Thầy ạ, vừa rồi có một con rắn lớn, tiếc rằng chúng con mới chém phải một nhát ở đuôi th́ nó đă chạy mất. Trong hang có một ổ ba con rắn con, chúng con đều đánh chết cả". Ông đồ hiểu ra, tặc lưỡi ân hận.
Rắn mẹ căm tức ông đồ vô hạn, quyết t́m dịp báo thù. Một tối khi ông đồ đang đọc sách, con rắn lẻn ḅ vào toan cắn chết, nhưng ông đồ đă kịp hô hoán cho người nhà chạy lại. Rắn hoảng hốt bỏ trốn, chỉ kịp nhỏ xuống trang sách một giọt máu. Ông đồ kinh hăi nh́n lại th́ thấy giọt máu nhỏ thấm tới tờ giấy thứ ba. Ông lẩm bẩm: "Chắc nó sẽ báo oán đến đời con cháu ta chứ không sai".
Mấy chục năm trôi qua, con rắn xưa đă thành xà tinh, hóa thành một người con gái đẹp ḥng đi báo thù. Lúc này ông đồ đă mất, con ông cũng lưu lạc chết ở quê người, chỉ c̣n cháu là Nguyễn Trăi đang làm quan đại thần ở kinh đô. Một hôm, Nguyễn Trăi thong thả đi chơi chợ th́ gặp một người con gái làm nghề bán chiếu tên là Nguyễn Thị Lộ tài sắc vẹn toàn.
Khi được Nguyễn Trăi ngỏ lời "về ở với ta trong phủ" th́ Thị Lộ biết Nguyễn Trăi đă mắc mưu, liền gật đầu đồng ư. Sắc đẹp của Thị Lộ làm cho cả phủ nổi ghen, nhưng nàng lại rất khôn ngoan, biết lấy ḷng tất cả mọi người. Tiếng đồn về người hầu gái của Nguyễn Trăi vang xa khắp nơi, vua biết chuyện bèn buộc Nguyễn Trăi dâng cho ḿnh. Thị Lộ lại trổ tài và hết mực chiều chuộng vua trẻ, được vua phong làm Nữ nghi học sĩ.
Xà tinh báo oán
Khi mẹ vua bị bệnh đau mắt nặng khiến Thái y viện bó tay th́ Thị Lộ xin thử chữa. Thị Lộ chỉ dùng lưỡi ḿnh liếm vào con mắt của mẹ vua, tự nhiên bệnh đau mắt của hoàng thái hậu khỏi hẳn. Một hôm vua bị bệnh đau lưỡi th́ sực nhớ tới Thị Lộ, vua bèn đ̣i nàng vào cung. Thấy cơ hội báo thù đă đến, Thị Lộ vào cung, bảo vua thè lưỡi ra rồi cắn một cái chí mạng, khiến vua ngă chết ngay lập tức.
Triều đ́nh lập tức bắt giam Thị Lộ và cả họ nhà Nguyễn Trăi để xét xử. Chẳng mấy chốc mà cái án giết vua đă thành. Thị Lộ bị tội trảm quyết, khi đao phủ sắp hành h́nh th́ nàng xin được xuống sông tắm gội lần cuối. Khi vừa bước xuống nước, Thị Lộ lập tức trở lại nguyên h́nh là con rắn và trườn xuống sông trốn mất.
Lại nói chuyện con rắn từ ngày báo được thù cũ và trốn thoát th́ nó ngao du trên mọi ngả sông hồ. Một hôm, nghe tin ḍng dơi của Nguyễn Trăi vẫn c̣n, ḷng căm tức của nó lại bốc lên.
Lúc thuyền sứ bộ qua hồ Động Đ́nh th́ bỗng dưng bị con rắn lớn đuổi theo thuyền mà réo tên Anh Vũ. Thấy vậy, Anh Vũ biết là món nợ của tổ tiên hăy c̣n dai dẳng, mới đứng ở mũi thuyền nói to: "Hăy để ta làm tṛn sứ mạng của nhà vua giao cho, xong việc, ta sẽ về đây nộp ḿnh". Nói đoạn tự nhiên sóng êm, gió lặng, con rắn biến mất.
Mấy tháng sau, công việc đă xong, thuyền sứ bộ lại trên đường về qua hồ Động Đ́nh. Rắn lớn hiện ra đằng mũi thuyền réo tên Anh Vũ. Sau khi dặn ḍ sứ bộ mọi điều, Anh Vũ cầm một con dao nhọn và nói: "Tôi phải xuống để báo thù cho cha tôi". Đoạn từ mũi thuyền, chàng lao thẳng xuống mặt hồ. Cả đoàn sứ bộ nh́n theo ứa nước mắt khi thấy vị Chánh sứ một đi không trở lại. Lúc ấy bọt tung sóng vỗ, rồi máu đỏ lênh láng trên mặt nước.
Một dị bản khác viết rằng, lúc trở về hồ Động Đ́nh thấy con rắn hiện ra, Anh Vũ bèn viết hai bức thư: Một để gửi cho vua Trung Quốc, một cho vua nước ta để nói rơ trường hợp cái chết của ḿnh, rồi cho người mang đi. Đoạn ông mang áo măo sứ thần nhảy xuống nước, rắn đă chực sẵn vội vồ lấy và nuốt ngay.
Vua Trung Quốc nhận được thư, liền sai pháp sư mang một đạo bùa đến hồ để trị con quái vật. Con rắn bị phép thần đánh chết, xác nổi lên mặt nước. Người ta kéo lên bờ mở bụng lấy xác Anh Vũ ra làm đám tang trọng thể, rồi chặt rắn làm ba khúc ném xuống hồ. Ba khúc hóa thành ba ḥn đảo nổi lên giữa hồ, ngày nay vẫn c̣n. Vua Trung Quốc lại sai dựng đền thờ Anh Vũ trên bờ. V́ thế, hồ là hồ Trung Quốc nhưng thần là thần nước Nam.
Sách "Tang thương ngẫu lục" cũng ghi lại câu chuyện "rắn báo oán", nhưng lại có những chi tiết khác: Khi đánh nhau với quân Minh ở núi Mă Yên, Nguyễn Trăi bắt được quan Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc - một người giỏi thuật phong thủy, từng đi khắp nước Nam để xem thế đất.
Khi Hoàng Phúc bị bắt, Nguyễn Trăi coi là tù binh, đối đăi không cần giữ lễ. Hoàng Phúc thấy vậy, cười mà rằng: "Mồ mả tổ tiên nhà tôi có Xá Văn Tinh nên dù gặp nạn, bất quá cũng chỉ trăm ngày mà thôi, chẳng như mồ mả tổ tiên nhà ông, sau tất có vạ lớn, phải bị tru diệt".
Nguyễn Trăi không tin. Sau, Hoàng Phúc được tha về, c̣n Nguyễn Trăi th́ v́ Thị Lộ mà bị mắc nạn. Người đời sau đều cho là ứng nghiệm. Nay xét mồ mả tổ tiên ông tại làng Nhị Khê th́ huyệt táng giữa khu ruộng bằng phẳng.
Người th́ nói rằng đó là kiểu đất tướng quân mở cờ, kẻ lại bảo đó là kiểu đất tướng quân cụt đầu, bởi v́ ở hướng Nam của mả có cái g̣ h́nh con rùa quay đuôi lại. Bản "Kiểm kư" của Hoàng Phúc có ghi rằng: "Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di", tức là chỉ về khu đất của gia tộc Nguyễn Trăi.
Đài Lệ Chi Viên - nơi xảy ra thảm án năm 1442.
Tượng đài Giọt Lệ trong khuôn viên Lệ Chi Viên.
Âm mưu "tẩy trắng" vết nhơ tội ác
Trong khi dân gian và sách dă sử lưu truyền chuyện "rắn báo oán", th́ các sách chính sử như "Đại Việt sử kư toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" cùng cho rằng vua Lê Thái Tông bị bạo bệnh mà qua đời, và sau khi thi hài Lê Thái Tông được đưa về kinh đô th́ Nguyễn Thị Lộ bị buộc tội giết vua. Riêng sách "Lịch triều hiến chương loại chí" soạn thời nhà Nguyễn lại cho rằng Nguyễn Thị Lộ dùng thuốc độc giết vua.
Sau này, vua Lê Thánh Tông chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trăi nhưng không nói tới Nguyễn Thị Lộ khiến cho nỗi oan gần 600 năm chưa được gột rửa. Trong rất nhiều hội thảo khoa học, giới sử học đều cho rằng Nữ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ chỉ là một nạn nhân trong việc đấu đá, loại trừ nhau của các phe phái chính trị đương thời.
Thái hậu Nguyễn Thị Anh chấp chính cho vua nhỏ Lê Nhân Tông mới lên 2 tuổi, đă vu khống vợ chồng Nguyễn Trăi - Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, nhằm quy tội và loại bỏ các mối đe dọa.
Hiện nay, tại thôn Lệ Chi Viên, xă Đại Lai (Gia B́nh, Bắc Ninh), nơi khởi nguồn của vụ án Lệ Chi Viên năm nào có một đền thờ và tượng đài Giọt Lệ. Đền thờ được xây dựng có công rất lớn của cố nhà giáo Hoàng Đạo Chúc (người làng Lủ, Hoàng Mai, Hà Nội).
Người viết bài này từng có dịp tṛ chuyện với nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, lúc ấy đang làm Hội trưởng Hội những người yêu kính Nguyễn Trăi - Nguyễn Thị Lộ. Ông Chúc từng giải thích rằng, ngoài cái nghề dệt chiếu của bà Nguyễn Thị Lộ th́ người đời c̣n dệt cả những giai thoại như "rắn báo oán" để đổ tội cho bà.
Trong bao nhiêu năm trong vai tṛ hội trưởng, ông Chúc cũng t́m kiếm các tư liệu về vụ án Lệ Chi Viên. Ông cho rằng, câu chuyện "rắn báo oán" chỉ là những giai thoại được thêu dệt, có thể do chính phe phái cầm quyền lúc bấy giờ nhằm che đậy âm mưu thanh lọc đối thủ mà Thái hậu Nguyễn Thị Anh chính là chủ mưu.
Theo ông Chúc, nhiều người trong triều đ́nh nhà Lê dị nghị Nguyễn Thị Anh đă có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Lê Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ th́ ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên t́m cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trăi - Nguyễn Thị Lộ che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được Hoàng tử Lê Tư Thành vào năm 1442.
Biết bà Ngọc Dao đă sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về ḍng máu của Bang Cơ, nhân lúc con ḿnh c̣n đang ở ngôi Thái tử, Nguyễn Thị Anh quyết định ra tay trước. Nhân dịp vua Lê Thái Tông về thăm Nguyễn Trăi, sợ Nguyễn Trăi gièm pha ḿnh và nói tốt cho Tư Thành nên bà đă sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trăi.
Sau này, trong "Việt sử giai thoại", nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần có lời bàn rằng: Trong chỗ biện minh cho đồng loại một cách thái quá, con người đă xúc phạm thô bạo đến... đạo đức của loài rắn. Chuyện không thật bao giờ cũng được người dựng chuyện cố t́nh gán ghép với một nhân vật có thật để người đời nối nhau truyền tụng.
Giới sử học cũng cho rằng, chuyện "rắn báo oán" là câu chuyện bịa đặt nhằm huyền thoại hóa vụ thảm án, xóa mờ sự thật về vụ án lịch sử để có một cách giải thích hợp với lư trí trước cái chết oan khuất của Nguyễn Trăi và cả ḍng họ ông. Chính v́ vậy, câu chuyện có những nhân tố hoang đường, thậm chí c̣n xuyên tạc h́nh ảnh một nhân vật tài hoa như Nguyễn Thị Lộ.
Chuyện "rắn báo oán" khiến gia tộc Nguyễn Trăi bị họa tru di được giới nghiên cứu đánh giá rất giống với gốc tích hai câu chuyện có nội dung tương tự ở Trung Quốc. Thứ nhất là truyện "Phương Chính Học" đời nhà Nguyên, do tổ tiên khi đào huyệt thấy một ổ rắn, đă đánh chết khiến Phương Chính Học sinh ra đă có cái lưỡi giống lưỡi rắn. Về sau Phương Chính Học cũng bị vạ diệt tộc.
Truyện thứ hai là "Ngô Trân" đời Tống khai phá khu rừng rậm ở Kim B́nh khiến hai con rắn thần bị chết. Nhưng trong khi lửa bốc cháy th́ một luồng hắc khí vọt bay về phía Đông Nam đúng vào lúc con dâu nhà Ngô Trân đẻ ra Ngô Hy và dẫn tới một kết cục bi thảm sau này.
VietBF@ sưu tập