Người bệnh tim nên chọn điểm du lịch phù hợp, đến bác sĩ khám trước chuyến đi, chuẩn bị thuốc đầy đủ để an toàn.
ThS.BS Lê Mạnh Tăng, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người bệnh tim đến các địa điểm có khí hậu thay đổi có thể ảnh hưởng sức khỏe. Người từng bị đột quỵ hoặc gặp biến cố tim mạch trong ṿng 1-2 tháng trước đó nên hoăn chuyến đi. Người có tiền sử bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim... cần hỏi ư kiến bác sĩ trước khi du lịch.
Bác sĩ khám cận lâm sàng, kiểm tra điện tâm đồ, siêu âm tim, chỉ định thêm chụp MRI, CT cho người bệnh. Đây là các bước quan trọng để đánh giá t́nh trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh tim đi du lịch cần chú ư những điều dưới đây.
Lựa chọn điểm đến phù hợp
Người bệnh tim tránh các địa điểm có khí hậu quá khắc nghiệt v́ dễ gây áp lực lên tim. Trường hợp đến vùng khí hậu nóng bức, hăy hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 11h đến 15h, đội mũ và lựa chọn khu vực bóng râm để nghỉ ngơi. Khu vực cao nguyên và vùng núi có mức độ chênh lệch cao so với mực nước biển nên ít oxy trong không khí, dễ gây khó thở hoặc cơn đau thắt ngực cho người bệnh tim. Người bệnh nên cân nhắc kỹ t́nh trạng sức khỏe trước khi lựa chọn địa điểm này.
T́m hiểu kỹ về điều kiện y tế tại điểm đến, nhất là khi du lịch nước ngoài. Khu vực hẻo lánh, kém phát triển có thể không đáp ứng các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết. Người bệnh mang theo hoặc lưu lại hồ sơ khám gần nhất trong thiết bị cá nhân để hỗ trợ bác sĩ trong quá tŕnh chẩn đoán và điều trị.
Mang theo thuốc, máy đo huyết áp và nhịp tim
Người bệnh tim mạch mang theo máy đo huyết áp, nhịp tim và đo hàng ngày, chuẩn bị lượng thuốc đủ dùng cho chuyến đi, đặt thêm chuông báo điện thoại nhắc giờ uống thuốc. Để đề pḥng khả năng chuyến đi kéo dài hơn so với dự kiến, người bệnh nên mang thêm lượng thuốc dùng trong nhiều ngày.
Lưu ư khi đi máy bay
Theo bác sĩ Tăng, các chuyến bay dài kéo dài từ 4 giờ trở lên làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, h́nh thành cục máu đông, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Khi có các dấu hiệu sức khỏe bất thường như mệt mỏi, bồn chồn, hụt hơi, khó thở, thở gấp, đau thắt ngực, tim đập nhanh..., người bệnh cần thông báo ngay với tiếp viên để được chăm sóc y tế kịp thời.
Máy bay lên cao, áp suất không khí giảm khiến cơ thể dễ mất nước. Mỗi người cần uống lượng nước đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh ngồi máy bay nhiều giờ làm giảm lưu thông máu, dễ gây h́nh thành huyết khối. Giảm nguy cơ này bằng cách chọn ghế ngồi bên ngoài để dễ dàng di chuyển, đứng dậy đi lại sau mỗi 1-2 giờ.
Duy tŕ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Người bệnh cần duy tŕ chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên rau xanh, hoa quả, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, muối và đường, tránh rượu, bia... Người bệnh nên ngủ tối thiểu 7 tiếng mỗi đêm, giữ thói quen tập thể dục hoặc vận động cơ thể đều đặn. Tránh các hoạt động gây áp lực cho tim như thức khuya, ăn nhiều calo, sử dụng chất kích thích, vận động quá sức.
|