Trong thế giới thần thoại của "Tây Du Ký", không phải Vương Mẫu Nương Nương (còn gọi là Tây Vương Mẫu) hay Nữ Oa mới là nữ thần quyền năng nhất. Danh hiệu đó thuộc về Hậu Thổ Nương Nương, vị nữ thần duy nhất trong Cửu Đại Thiên Tôn, người nắm giữ địa ngục và có thể dễ dàng tiêu diệt Tôn Ngộ Không - Tề Thiên Đại Thánh.
Hình ảnh Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký. (Ảnh: Sohu)
Trong danh tác Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân đã khắc họa nên những nhân vật sống động với tính cách đặc trưng riêng biệt. Đa số các nhân vật được nhắc đến đều sở hữu võ nghệ cao cường cùng những kỹ năng độc đáo. Tây Du Ký xoay quanh câu chuyện về tam giới, với những tình tiết và nhân vật trên thiên đình được xây dựng khéo léo khiến người đọc phải trầm trồ. Thiên đình là nơi tập trung đông đảo các vị thần tiên, mở ra một thế giới kỳ ảo cho người đọc. Những nữ thần quen thuộc mà chúng ta thường biết đến bao gồm Vương Mẫu Nương Nương, Nữ Oa, Lê Sơn Lão Mẫu và Tỳ Lam Bà.
Trong thần thoại Đạo giáo, Vương Mẫu Nương Nương là vị nữ thần đứng đầu, được coi là người chủ quản âm khí và tu hành. Trong thần thoại Trung Quốc, bà là nữ thần trường sinh, nắm giữ quyền trừng phạt và thuốc trường sinh bất lão. Trên màn ảnh, Vương Mẫu Nương Nương thường xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, công minh thưởng phạt, có uy quyền rất lớn trên thiên đình và cai quản toàn bộ vườn đào tiên. Tuy nhiên, tên của bà lại không nằm trong Cửu Đại Thiên Tôn.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện thần thoại Nữ Oa vá trời. Tương truyền, khi trời đất nứt vỡ, Nữ Oa đã luyện đá ngũ sắc để vá lại bầu trời, trả lại sự nguyên vẹn cho trời đất. Bà được người đời tôn kính là nữ thần sáng tạo.
Nữ Oa nặn đất sét theo hình dáng của mình để tạo ra loài người, cho phép nhân loại sinh sôi nảy nở và thiết lập nên chế độ hôn nhân. Tuy nhiên, bà không phải là người thuộc Đạo giáo và cũng không nằm trong Cửu Đại Thiên Tôn.
Lê Sơn Lão Mẫu sống ở núi Lê Sơn, có ảnh hưởng rất lớn đến tín ngưỡng của người dân địa phương. Qua thời gian dài, Lê Sơn Lão Mẫu đã trở thành một nhân vật tiêu biểu trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc.
Trong Tây Du Ký, cái tên Lê Sơn Lão Mẫu có vẻ khá xa lạ. Nhưng trong quan niệm Đạo giáo của Trung Quốc, Lê Sơn Lão Mẫu cũng là đối tượng được nhiều người tôn thờ.
Tỳ Lam Bà trong Tây Du Ký sống ở động Tử Vân Thiên Hoa, bà có pháp lực cao cường và tấm lòng từ bi. Khi Đường Tăng bị Bách Nhãn Ma Quân bắt giữ, Tôn Ngộ Không đã giao đấu với yêu quái nhưng không thể cứu được sư phụ. Trong tình thế nguy cấp, Tỳ Lam Bà đã nhận lời Tôn Ngộ Không và giải cứu Đường Tăng. Cả bốn nữ thần trên đều là những nhân vật nữ xuất sắc trong Tây Du Ký, mỗi người một vẻ.
Tuy nhiên, họ đều không nằm trong Cửu Đại Thiên Tôn. Cửu Đại Thiên Tôn bao gồm: Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Ngọc Hoàng Đại Đế, Câu Trần Thượng Cung Thiên Hoàng Đại Đế, Tử Vi Bắc Cực Đại Đế, Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế, Nam Cực Trường Sinh Đại Đế và Hậu Thổ Nương Nương.
Hậu Thổ Nương Nương, vị nữ thần duy nhất trong Cửu Đại Thiên Tôn, là người cai quản âm dương, nuôi dưỡng vạn vật và nắm giữ thế giới của người chết. Bà được hậu thế gọi là Mẹ Đất. Hậu Thổ Nương Nương cai quản mười tám tầng địa ngục đáng sợ. Nếu hồn phách của Tôn Ngộ Không rơi vào cõi u minh này, hắn sẽ hồn phi phách tán, ngay cả Diêm Vương cũng phải tuân theo mệnh lệnh của bà. Vì vậy, Hậu Thổ Nương Nương ra tay bắt Tôn Ngộ Không khi hắn đại náo thiên cung, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
VietBF@ Sưu tập