Giải mã bí ẩn Thành nhà Hồ: Kỳ tích kiến trúc hơn 600 năm - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Giải mã bí ẩn Thành nhà Hồ: Kỳ tích kiến trúc hơn 600 năm
Thành nhà Hồ, công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất Việt Nam, vẫn tồn tại sừng sững qua hơn 600 năm lịch sử với những giá trị vượt thời gian.


Gần đây, các phát hiện khảo cổ quan trọng đã góp phần giải mã các bí ẩn xoay quanh việc xây dựng công trình này, từ nguồn khai thác đá, phương pháp vận chuyển đến những kỹ thuật xây dựng đỉnh cao.

Thành nhà Hồ, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam được xây dựng vào năm 1397 cuối thời nhà Trần, với tên gọi ban đầu là Tây Đô. Thành được Hồ Quý Ly, sau khi lên ngôi năm 1400 chọn làm kinh đô của triều đại mới. Năm 2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Giải mã nguồn gốc đá xây dựng thành

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa cuối triều Trần trong 7 năm, từ 1400 đến 1407.

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất, còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và 4 cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6m, ước nặng 26 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 25.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Sử sách ghi nhận cụ thể thời gian xây dựng Thành nhà Hồ chỉ trong vòng 3 tháng. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư, có chép: "Đinh Sửu (Quang Thái) năm thứ mười (1397). Mùa xuân, tháng Giêng sai lại bộ thượng thư kiêm thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn Xã Tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất".

Quá trình khai quật khảo cổ học kéo dài hơn 10 năm tại khu di sản đã từng bước giải mã và làm sáng tỏ những bí ẩn liên quan đến nguồn gốc đá xây thành, phương pháp thiết kế, thi công, cũng như sự hình thành, phát triển và tồn tại của kinh đô này. Những phát hiện đó không chỉ góp phần làm rõ các giá trị lịch sử mà còn tăng thêm tính nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử.

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định cách cổng thành phía Bắc Thành nhà Hồ khoảng 2km, có một ngọn núi mang tên An Tôn, thuộc địa phận xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. Đây là một ngọn núi đá vôi với đỉnh cao nhất đạt 126,5m. Núi có địa hình dốc nghiêng thoải dần về phía Tây, với tổng diện tích gần 26 héc-ta. Đặc biệt, núi An Tôn sở hữu nhiều lớp đá được sắp xếp theo từng thớ tự nhiên, thuận lợi cho việc khai thác và chế tác, cung cấp nguồn nguyên liệu lý tưởng cho việc xây dựng Thành nhà Hồ.

Thực tế, qua việc phân tích đối sánh với các phiến đá tại tường Thành nhà Hồ và qua hố khai quật tại cửa Nam, các nhà khoa học đã khẳng định: Các phiến đá này được khai thác từ dãy núi An Tôn với mục đích sử dụng cho việc xây dựng kinh đô. Một số phiến đá còn có hình dạng và kích thước rất vuông vắn, tương đồng với các phiến đá tại Thành nhà Hồ.


Các nhà khảo cổ khai quật Hoàng thành.

Qua khảo sát đất ở bề mặt sườn và chân núi, các nhà khoa học còn phát hiện rất nhiều mảnh dăm đá, ken dày lẫn với đất. Các dấu vết chế tác và khai thác cho thấy đá được nhà Hồ chế tác phần thô ngay tại chỗ, sau đó vận chuyển về khu vực thành để hoàn thiện kỹ thuật xây dựng. Trên dãy núi An Tôn, nhiều hiện vật quý như dụng cụ khai thác đá đã hoen rỉ, các mảnh bát đĩa và vật dụng sinh hoạt khác bằng sành sứ từ thời Trần - Hồ cũng được tìm thấy.

Phát hiện quan trọng này đã giải mã một câu hỏi tồn tại hơn 600 năm qua: Đá xây dựng Thành nhà Hồ được lấy từ đâu? Việc sử dụng vật liệu có sẵn và vận chuyển từ kinh thành Thăng Long vào để xây dựng Thành nhà Hồ, kết hợp với việc sử dụng triệt để các nguồn vật liệu địa phương (đá xây thành), với lực lượng nhân công hùng hậu và kỷ luật nghiêm ngặt, cùng phương án thiết kế, biện pháp thi công khoa học. Điều này giải thích lý do Thành nhà Hồ có thể hoàn thành chỉ trong vòng 3 tháng, đúng như sách sử ghi lại.

Vận chuyển những khối đá nặng hàng chục tấn như thế nào?

Thành được xây dựng từ những khối đá xanh, với mỗi phiến đá có độ dài trung bình 1,5m, rộng 1m và dày 0,8m. Tuy nhiên, có nhiều phiến dài tới 7m, rộng gần 2m, dày hơn 1m và nặng hàng chục tấn. Những tảng đá to, nặng ấy được vận chuyển về xây thành như thế nào?

Dựa vào các tư liệu dân gian như truyền thuyết về con đường Cống Đá, con lăn và Bến đá tại sông Mã nơi tập kết đá, cùng với vị trí thuận lợi của núi An Tôn so với sông Mã và Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về quy trình vận chuyển các khối đá lớn này: Theo đó, có thể những người thợ đã chế tác đá ngay tại chỗ theo kích cỡ đã định trước, sau đó vận chuyển đá từ núi An Tôn xuống sông Mã (qua khu vực làng Yên Tôn).

Đá sẽ được tập hợp lại trên các bè và chở xuôi dòng đến khu vực Bến Đá của làng Thọ Đồn (cách đó khoảng 1,5km). Sau đó, đá được vận chuyển theo con đường Cống Đá để xây thành. Hiện nay, dấu tích của bến đá và con đường vận chuyển đá ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến vẫn còn.


Đôi rồng đá mất đầu.

Tương truyền rằng khi xây dựng Thành nhà Hồ, để phục vụ cho việc vận chuyển những khối đá lớn, nhà Hồ đã đào một con đường thủy nối từ công trường khai thác đá tại núi An Tôn đến Thành nhà Hồ. Tuy nhiên, do thi công gấp rút và thực hiện vào ban đêm, con đường này bị đào chệch hướng so với dự kiến. Điều này, ngẫu nhiên, đã tạo nên một thắng cảnh đẹp tồn tại cho đến ngày nay. Việc tồn tại của Hồ Mỹ Xuyên ngày nay minh chứng cho nhiều phương thức vận chuyển đá xây dựng Thành nhà Hồ.

Khi vận chuyển đá, người xưa sử dụng các con lăn, đòn bẩy, sức kéo của voi, trâu và sức người. Để di chuyển các phiến đá lên cao, họ đắp đất bên trong có độ dốc thoai thoải, sau đó kéo dần từng phiến đá lên và xếp thành bức tường theo phương thẳng đứng, mạch đá theo hình chữ Công. Đá lớn được xếp dưới, đá nhỏ xếp lên trên. Đất sau khi đào hào được trộn với cát, sỏi, đá dăm để đắp thành lũy bên trong, nện chắc để chống trơn trượt và tạo mặt phẳng nghiêng giúp kéo đá lên. Khi hoàn thiện, tường đá bên ngoài cùng với tường đất bên trong tạo thành một cấu trúc kiên cố.

Trong quá trình khảo cổ học và sưu tầm hiện vật từ nhân dân, rất nhiều bi đá và các con lăn bằng đá với kích thước khác nhau đã được thu thập. Theo các nhà khoa học, đây chính là công cụ dùng để vận chuyển những khối đá nặng từ công trường khai thác về xây dựng thành.

Thành nhà Hồ được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và giới chuyên gia khảo cổ khẳng định là một "hiện tượng đột khởi" về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình, với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Có thể nói, nhà Hồ đã để lại một công trình "vô tiền khoáng hậu" về kỹ thuật xây dựng, khác biệt và độc đáo, khiến hậu thế phải kinh ngạc trước sự tài hoa và trí tuệ của các bậc tiền nhân.

Kinh đô với đầy đủ các công trình đền đài, miếu mạo, đường xá, cung điện...

Thành nhà Hồ được xây dựng trên một địa thế phong thủy vô cùng đắc địa. Nó được bao quanh bởi những ngọn núi, tạo nên thế tiền án hậu chẩm với Thanh Long bên trái và Bạch Hổ bên phải. Đồng thời, Thành nhà Hồ còn được bao bọc bởi sự hợp lưu của hai con sông lớn, sông Mã và sông Bưởi, tạo nên thế đất vững chãi và thuận lợi.

Hiện nay, tại phía trên cổng thành phía Nam và phía Bắc còn lại dấu tích của các lỗ chôn cột được đục vào đá. Theo các học giả, đây chính là dấu tích còn sót lại của kiến trúc vọng lâu trên cổng Thành nhà Hồ. Các dấu chôn cột cho thấy vọng lâu ở cổng Nam to hơn và hoành tráng hơn so với vọng lâu ở cổng Bắc. Điều này khẳng định sự tồn tại của các công trình kiến trúc đặc biệt, phục vụ nhiều công năng quan trọng trong quá trình nhà Hồ đóng đô và dựng nước. Những dữ liệu này hoàn toàn trùng khớp với lịch sử ghi chép, cho thấy đây là nơi nhà Hồ xuất chinh, mở rộng bờ cõi và giành thắng lợi.


Những tảng đá, hiện vật còn sót lại tại núi An Tôn, nơi được các nhà khoa học cho rằng nhà Hồ đã lấy đá từ đây về xây thành. (Ảnh trong bài: Tác giả cung cấp)

Tại khu vực trung tâm của Thành nhà Hồ, hiện vật duy nhất còn sót lại là đôi rồng đá thềm bậc. Có rất nhiều truyền thuyết và giai thoại xung quanh sự huyền bí của đôi rồng này - nó đến từ đâu, được đặt từ bao giờ và tại sao lại bị cụt đầu? Quá trình khai quật khảo cổ học tại khu vực nội thành Thành nhà Hồ từ năm 2019 đến 2023 đã từng bước giải mã những bí ẩn và giai thoại về vấn đề này. Đôi rồng đá thềm bậc này vốn là của chính điện kinh thành Tây Đô, được đặt tại vị trí ban đầu mà nó đã được bố trí, trên thềm bậc bước lên chính điện của một kinh đô.

Hiện nay, trục chính giữa kinh thành Thành nhà Hồ vẫn còn một con đường nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Theo kết quả khảo cổ học, các nhà khoa học khẳng định đây chính là Con đường Hoàng gia (hay Ngự đạo) - con đường Hoàng đế đi nằm ở chính giữa Kinh đô theo trục Bắc - Nam trong quy hoạch tổng thể của các Kinh đô cổ Phương Đông. Dọc theo con đường Hoàng Gia, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện hàng loạt dấu tích kiến trúc quan trọng của chính điện kinh thành Tây Đô, được đánh giá là dấu tích chính điện cổ nhất trong lịch sử kinh đô Việt Nam được phát hiện cho đến nay.

Khai quật và khảo cổ học khu trung tâm của Thành nhà Hồ đã xác định rằng trong suốt nhiều năm tồn tại, nơi đây từng có một kiến trúc trung tâm hoàn chỉnh, bao gồm một tòa chính điện với 9 gian cực kỳ hoành tráng. Kiến trúc của chính điện này được xác định là có quy mô lớn nhất được khảo cổ học phát hiện cho đến nay.

Ngoài ra, từ những bức tường thành và cổng thành còn tồn tại, khảo cổ học đã phát hiện nhiều kiến trúc quan trọng trong Thành nhà Hồ như: Điện Hoàng Nguyên (chính điện), Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu, Nền Vua, Hào Thành, đường Hoàng Gia, cấu trúc tường thành và cổng thành. Hệ thống di vật và hiện vật vô cùng độc đáo và giá trị này minh chứng rõ nét rằng Thành nhà Hồ là một kinh đô cổ được quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, bài bản.

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản thế giới Thành nhà Hồ cho biết, Thành nhà Hồ trong chiều dài lịch sử của nền văn minh Đại Việt đã để lại nhiều bí ẩn, nhiều câu hỏi, nhiều bàn cãi trong suốt hơn 600 năm tồn tại và phát triển với tư cách là Kinh đô và Cố đô của một vương triều. Quá trình khai quật khảo cổ học trong hơn 10 năm tại khu di sản này đã từng bước giải mã và hé lộ những bí ẩn xoay quanh việc thiết kế, thi công, xây dựng, tồn tại, phát triển của kinh đô này. Thành nhà Hồ đã trở thành chứng nhân lịch sử với những giá trị tự thân của nó mang "tầm" thế giới, để ghi tên mình vào danh sách di sản văn hóa nhân loại.

"Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã triển khai thực hiện hàng loạt nhiệm vụ góp phần thực hiện hiệu quả các cam kết của tỉnh Thanh Hóa với UNESCO, bảo tồn tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản. Cùng với đó, hoạt động du lịch cũng được Trung tâm tích cực đổi mới, đa dạng, phát triển góp phần quan trọng vào sự phát tiển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh", ông Linh cho biết thêm.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 22 Hours Ago
Reputation: 13882


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 35,325
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ebd2cc690b26e278bb37.jpg
Views:	0
Size:	60.4 KB
ID:	2482498
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,712 Times in 1,550 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 11 Post(s)
Rep Power: 46 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:40.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07770 seconds with 14 queries