Ông là Lương Thế Vinh (1441-1496), một trong những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử khoa bảng nước ta.
Lương Thế Vinh quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay. Từ nhỏ, ông đă nổi tiếng là thần đồng, vốn đă thông minh lại lắm tài. Sách Thần đồng xưa của nước ta viết, có lần chơi cùng chúng bạn dưới gốc cây cổ thụ, cả nhóm thách đố nhau làm thế nào để biết được cây cao hay thấp. Một số cho rằng chỉ có cách trèo lên ngọn cây rồi dùng dây tḥng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh nói không cần.
Ông lấy chiếc gậy đo xem dài ngắn bao nhiêu, rồi dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đoạn, đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính đă t́m ra chiều cao của cây. Bọn trẻ không tin bèn dùng thừng nối lại, buộc ḥn đá phía dưới rồi trèo lên tít ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả đúng như Vinh đă tính.
Học giỏi có tiếng, Lương Thế Vinh tham dự khoa thi Quư Mùi (1463) dưới thời vua Lê Thánh Tông và đỗ ngay trạng nguyên. Đại Việt sử kư toàn thư chép năm đó có tới 4.400 người dự thi, lấy đỗ 44 người. Vua Lê Thánh Tông tự tay đề một bài thơ tặng ba vị khoa khôi: " Trạng nguyên Lương Thế Vinh/ Bảng nhăn Nguyễn Đức Trinh/ Thám hoa Quách Đ́nh Bảo/ Thiên hạ cộng tri danh".
Sau khi đỗ đạt, Lương Thế Vinh ra làm quan 32 năm, nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông được vua Lê Thánh Tông quư mến và xem trọng. Theo Đại Việt sử kư toàn thư, lần nào Trạng đứng ra khuyên xử tội quan lại làm sai vua đều nghe theo. Cùng với đó, ông được vua giao cho biên soạn nhiều biểu sớ quan trọng trong ngoại giao với nhà Minh.
Sách Danh nhân đất Việt ghi, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Dù đă biết tiếng vị trạng nguyên, sứ thần vẫn t́m cách làm khó.
Trong một buổi đi chơi thuyền, người này thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Lương Thế Vinh thản nhiên nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền ch́m trong nước.
Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu th́ dừng. Sau đó, ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng. Kết quả khiến sứ thần phục lăn nhưng vẫn không bỏ ư định thử tài trạng. Ông ta xé một tờ giấy, yêu cầu Lương Thế Vinh đo độ dày của nó.
Trước t́nh huống khó xử này, ông vẫn ung dung nghĩ ra cách mượn viên sứ quyển sách, dùng thước đo độ dày cả quyển rồi chia với số trang để tính độ dày tờ giấy. Sứ thần nhà Minh hết sức bội phục trí tuệ linh hoạt của vị quan đất Việt.
Với tài năng toán học xuất sắc, Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường. Trạng Lường có hơn 32 năm làm quan, từng giữ chức cao nhất trong Viện hàn lâm.
Ngoài ra ông c̣n dạy học tại Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán, đào tạo ra không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Ông cũng tổng kết kiến thức, viết nên cuốn Đại thành Toán pháp. Cuốn sách này được đưa vào chương tŕnh thi cử suốt hơn 400 năm trong lịch sử giáo dục nước nhà.
Lương Thế Vinh mất năm 1496 tại quê nhà, thọ 55 tuổi. Vua Lê Thánh Tông vô cùng thương tiếc ông nên đă đích thân làm thơ Nôm gửi phúng biếu. Câu cuối, nhà vua ai oán than: "Lấy ai làm Trạng nước Nam ta"?
VietBF@ Sưu tập
|