Châu Âu và Mỹ có quan hệ thương mại lớn nhất hành tinh, nhưng đang bên bờ thương chiến khi ông Trump liên tục đe dọa áp thuế quan.
Hôm 3/2, các lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels để thảo luận về chi tiêu quân sự. Nhưng chính sách thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp với Canada, Mexico và Trung Quốc cuối tuần trước lại trở thành chủ đề gây chú ư. Ông Trump cũng tuyên bố sẽ sớm hành động tương tự với EU. Sau đó, ông đồng ư hoăn áp thuế với Canada, Mexico một tháng, c̣n chính sách đánh thêm 10% thuế với hàng nhập từ Trung Quốc vẫn thực thi từ ngày 4/2.
Bắc Kinh đáp trả, thông báo áp thuế 15% lên than đá, khí hóa lỏng (LNG) và 10% với dầu thô, máy móc trang trại và một số loại ôtô bị từ Mỹ, kể từ 10/2.
Khi căng thẳng thuế quan Mỹ - Trung leo thang, quan hệ thương mại giữa nước này với EU cũng bên bờ thương chiến. Tổng thống Trump cho rằng EU đă lợi dụng Mỹ. "Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra với Liên minh châu Âu", ông nói về các kế hoạch thuế quan của ḿnh.
Giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng sẽ là "một nghịch lư tàn khốc" nếu Mỹ, EU thương chiến vào thời điểm có mối đe dọa từ Nga và sự bành trướng của Trung Quốc.
Chủ tịch luân phiên EU, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại cuộc họp hội nghị các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu tại Brussels (Bỉ) ngày 3/2. Ảnh: Reuters
Theo ông Tusk, những lời đe dọa của Tổng thống Trump là "một thử thách nghiêm trọng" với sự thống nhất của châu Âu, trong bối cảnh lần đầu khối gặp phải vấn đề như vậy với đồng minh của ḿnh. "Chúng ta phải làm mọi cách để tránh cuộc chiến thuế quan hoặc chiến tranh thương mại hoàn toàn không cần thiết và ngu ngốc này", ông tuyên bố.
Theo Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ - EU là "lớn nhất, phức tạp nhất thế giới". Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết nước này thâm hụt xuất khẩu hàng hóa với khu vực châu Âu khoảng 214 tỷ USD.
Ngoài thương mại, mỗi bên chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhau, vượt xa bất kỳ quan hệ đầu tư song phương nào khác, theo dữ liệu của chính phủ Mỹ. Doanh số bán hàng của các công ty Mỹ tại châu Âu đạt trên 3.800 tỷ USD vào 2022, gấp hơn 4 lần giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này sang EU. Với các công ty châu Âu tại Mỹ, quy mô và tỷ lệ cũng cao gần tương đương.
Hôm 2/2, ông Trump nhấn mạnh vào thặng dư thương mại mà châu Âu lâu nay duy tŕ với Mỹ. "Họ không mua xe, nông sản của chúng ta. Họ gần như không lấy ǵ cả và chúng ta nhận mọi thứ từ họ", ông nói, thêm rằng đó là "tội ác".
Áp lực từ phía ông Trump xuất hiện vào thời điểm đặc biệt khó khăn với châu Âu. Kinh tế EU chỉ tăng trưởng 0,8% năm ngoái, so với mức 2,8% của Mỹ. Lănh đạo nhiều nước lớn như Đức, Pháp c̣n đối diện với rối ren chính trị trong nước.
Các quan chức trong EU, vốn thường ủng hộ tự do thương mại, đă dành nhiều tháng để xây dựng các phương án đối phó với mối đe dọa thuế quan từ Mỹ. Họ ưu tiên đối thoại và mua thêm hàng hóa để xoa dịu ông Trump, nhưng cũng không loại trừ kịch bản cứng rắn hơn.
EU từng gợi ư rằng có thể mua thêm khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, nhưng đến nay lời đề nghị vẫn chưa nhận được phản hồi công khai. Một số quan chức cho rằng nên mua thêm trang thiết bị quân sự. Bởi lẽ, thặng dư thương mại hàng hóa lâu dài và chi tiêu quân sự thấp của EU đă khiến ông Trump tức giận từ nhiệm kỳ đầu.
Hầu hết các nước châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không đạt được mục tiêu chi tiêu của liên minh, dù nhiều quốc gia gần đây đă rót thêm tiền để đáp ứng sức ép từ Mỹ và cuộc xung đột Ukraine.
Nhưng ngay sau khi các thành viên NATO châu Âu đạt được mục tiêu chi 2% GDP cho quốc pḥng của liên minh năm ngoái và bắt đầu đàm phán về việc tăng ngưỡng đó lên 3%, ông Trump gần đây tuyên bố cần nâng lên 5% - mức mà ít quốc gia EU nào có thể chi trả được.
Liệu Tổng thống Trump có muốn đàm phán hay không là câu hỏi đang khiến châu Âu trăn trở. "Chúng tôi đă chuẩn bị sẵn sàng", Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo nói, từ chối giải thích thêm về các biện pháp chuẩn bị. "Tôi sẽ không bắt đầu cuộc chiến. Tôi muốn đàm phán", ông nói.
Theo Wall Street Journal, trong kịch bản phản ứng mạnh hơn, EU có thể áp thuế lên sản phẩm từ các bang nhạy cảm về chính trị của đảng Cộng ḥa. Cách phản ứng như vậy có thể giống với các loại thuế trả đũa mà Canada đă đe dọa trong những ngày gần đây, cũng như cách EU từng phản ứng với thuế thép và nhôm của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu.
Đồng thời, những ngày qua, giới chức châu Âu cũng đàm phán với Canada. Hôm 2/2, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đă tṛ chuyện với Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa về cách hợp tác để đối phó với sức ép từ Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa khối này và Mỹ là một phần của mối quan hệ nền tảng thúc đẩy ḥa b́nh, an ninh và thịnh vượng. Nhưng bà cảnh báo có những thách thức mới rơ ràng, bất ổn ngày càng tăng và EU sẵn sàng tự vệ.
"Khi bị nhắm mục tiêu một cách bất công hoặc tùy tiện, Liên minh châu Âu sẽ phản ứng kiên quyết", bà nói.
Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng nếu bị tấn công thương mại, châu Âu cần "giành được sự tôn trọng và đáp trả".
Kaja Kallas, Phụ trách chính sách đối ngoại của EU cảnh báo không ai thắng trong các cuộc chiến thương mại. "Nếu Mỹ khơi mào một cuộc chiến thương mại với châu Âu, người vui sẽ là Trung Quốc", bà nói.
Châu Âu cũng không muốn nhượng bộ về yêu cầu bán Greenland cho Mỹ của ông Trump. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói rằng bà có "sự ủng hộ lớn" từ các đối tác EU về việc mọi người phải tôn trọng chủ quyền của tất cả quốc gia trên thế giới và Greenland hiện là một phần của Đan Mạch. "Đây là một phần lănh thổ của chúng tôi và không phải để bán", bà nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa lưu ư thêm rằng EU đă sát cánh cùng Ukraine nên cũng có cùng thái độ với Greenland. "Tất nhiên, chúng tôi sẽ bảo vệ các nguyên tắc này, đặc biệt nếu toàn vẹn lănh thổ của một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu bị thách thức", ông nói.
Thủ tướng Đan Mạch đồng thuận việc cần tăng chi tiêu quân sự của các thành viên NATO lên trên 2% và không ủng hộ ư tưởng đối đầu với các đồng minh. "Nhưng tất nhiên nếu Mỹ áp đặt thuế quan nghiêm ngặt với EU, chúng ta cần phản ứng mạnh mẽ và tập thể", bà nói.
VietBF@sưu tập