Đầu năm nay, Ukraine đă “khoá van” ḍng chảy khí đốt của Nga về phía tây châu Âu vào đầu năm nay. Động thái này đă giáng một đ̣n mạnh vào Slovakia, quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của Nga. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quyết định của nước này nhằm mục đích cắt đứt nguồn thu từ hoạt động kinh doanh khí đốt của Moscow.
Ngay sau đó, Slovakia đă chỉ trích Ukraine v́ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt với Nga. Thủ tướng Robert Fico đă đến Moscow vào cuối năm ngoái để đàm phán về nguồn cung cấp khí đốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Fico từng bày tỏ quan điểm không hài ḷng về việc Slovakia bị mất khoản phí vận chuyển khí đốt mà họ từng thu được đối với tuyến đường xa hơn về phía tây.
Hôm 6/2, người phát ngôn của tập đoàn năng lượng Gazprom, Ondrej Sebesta, cho biết công ty này đă nối lại một phần việc giao khí đốt cho SPP. Ông nói nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiếu: “Chúng tôi thực hiện cung cấp khí đốt theo tuyến đường phía nam qua TurkStream và Hungary đến Slovakia.”
Tờ Slovak Dennik N trích lời giám đốc điều hành SPP Vojtech Ferencz cho biết nguồn cung cấp khí đốt qua TurkStream đă bắt đầu vào ngày 1/2 và khối lượng sẽ tăng gấp đôi vào tháng 4.
Đường ống TurkStream dài 930 km dưới Biển Đen từ thành phố Anapa của Nga đến Kiyikoy ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, tuyến đường này kết nối với các đường ống trên mặt đất cung cấp cho Hungary và Slovakia qua Balkans.
Trưởng pḥng thương mại SPP Michal Lalik cho biết thêm rằng dù đă có thoả thuận mới, Slovakia có thể vẫn cần nhập khẩu khí đốt thông qua các tuyến đường khác, v́ đường ống qua Hungary không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này. Một tuyến đường khác mà nước này có thể sử dụng là là qua Đức qua Cộng ḥa Séc, nơi SPP đă dự trữ công suất.
Vào tháng 1, SPP chủ yếu đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách rút khí đốt từ các kho dự trữ, nơi trữ lượng vẫn cao hơn mức trung b́nh.
Theo giám đốc thương mại của SPP, Michal Lalik, việc nối lại đường ống trung chuyển vẫn là "thực tế". Công ty Slovakia đang thành lập một công ty con tại Ukraine và nộp đơn xin giấy phép vận chuyển khí đốt để tiếp tục vận chuyển khí đốt từ Nga trong tương lai. Các cuộc thảo luận cũng đang tiếp tục về các giải pháp thay thế khả thi khác, bao gồm cả nguồn cung từ Azerbaijan, mặc dù năng lực sản xuất tại quốc gia này vẫn chưa đủ, ông cho biết.
Phần lớn châu Âu đă “quay lưng” với khí đốt qua đường ống của Nga sau khi mâu thuẫn với Ukraine xảy ra năm 2022. Tuy nhiên, một số quốc gia, bao gồm Slovakia, vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung của Gazprom qua Ukraine và hiện buộc phải t́m nguồn cung đắt đỏ hơn ở nơi khác.
Tổng hợp
Vietbf@Sưu tập
|