Cho đến ngày nay, các nhà sử học và một số nhà khoa học đă chỉ rơ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông. Bà được coi là vị hoàng hậu mưu mô, xảo trá bậc nhất sử Việt.
Vị hoàng hậu mưu mô, xảo trá nhất sử Việt là ai?
Theo sách "Đại Việt sử kư toàn thư", vua Lê Thái Tông mất khi mới 20 tuổi nhưng trước khi mất ông đă có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Lê Khắc Xương, con thứ ba là Lê Bang Cơ (vua Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này). V́ các hoàng tử đều quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Lê Thái Tông (trong đó có Nguyễn Thị Anh là mẹ của Lê Bang Cơ).
Lê Nghi Dân là con lớn nhất vốn đă được lập làm Thái tử dù c̣n rất nhỏ. Nhưng sau đó, Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Lê Nghi Dân mà lập Lê Bang Cơ. Bà mẹ của Lê Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đă có thai trước khi vào cung và Lê Bang Cơ không phải là con của vua Lê Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có thai sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ th́ ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên t́m cách hăm hại. Nhưng bà Ngọc Dao được vợ chồng Nguyễn Trăi và Nguyễn Thị Lộ mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành.
Biết bà Ngọc Dao đă sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về ḍng máu của Lê Bang Cơ, nhân lúc con ḿnh c̣n đang ở ngôi đương kim Thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Lê Thái Tông về thăm Nguyễn Trăi, sợ Nguyễn Trăi gièm pha ḿnh và nói tốt cho Lê Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Lê Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trăi. Sau khi vua mất, Lê Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trăi không thể biện bạch cho sự oan uổng của ḿnh và phải chịu án tru di tam tộc. Chỉ vài ngày sau khi hành h́nh gia đ́nh Nguyễn Trăi, thái hậu Nguyễn Thị Anh ra lệnh giết Đinh Phúc, Đinh Thắng v́ trước khi chết Nguyễn Trăi có nói là "hối không nghe lời của Thắng và Phúc".
Đinh Thắng là quan nội thị có vai tṛ rất lớn trong cung đ́nh nhà Lê, được Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh tin dùng. Theo dă sử, viên quan này đă dựng màn kịch để đẩy Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao cùng hoàng tử Lê Tư Thành ra khỏi cung và cũng là người đóng vai tṛ quan trọng gây nên thảm án chu di tam tộc ḍng tộc Nguyễn Trăi. Đinh Thắng được sung vào cung làm thái giám lúc c̣n nhỏ tuổi. Khi Nguyễn Thị Anh mới được tuyển vào làm phi, Đinh Thắng chuyên hầu hạ và làm những việc vặt do Nguyễn Thị Anh sai bảo. Đinh Thắng nhanh nhẹn, khôn ngoan lại biết rơ mọi chuyện trong các xó xỉnh của nội cung nên dần dần được Nguyễn Thị Anh tin cậy, coi như một người tâm phúc. Đinh Thắng cũng biết rơ Nguyễn Thị Anh là người đàn bà xinh đẹp nhưng đầy mưu mô, xảo trá.
Đinh Thắng đă tự nhủ rằng, làm tai mắt cho Nguyễn Thị Anh th́ mới có cơ may được thăng tiến. Bởi vậy, Đinh Thắng luôn tỏ rơ sự mẫn cán của ḿnh. Đinh Thắng thường lựa lúc thuận lợi, nói tốt cho Nguyễn Thị Anh và nhiều lần bố trí, lôi kéo vua vào cung Nguyễn Thị. Chẳng bao lâu sau, Nguyễn Thị Anh có tin mừng. Hoàng tử Lê Bang Cơ ra đời là cầu nối đưa Nguyễn Thị Anh lên ngôi hoàng hậu. Giữa lúc đó, Tiệp dư Ngọc Dao vốn là người duyên dáng, dịu dàng, hiền hậu được vua sủng ái lại đang mang thai. Hoàng hậu sợ Tiệp dư sinh được con trai th́ Hoàng tử Lê Bang Cơ sẽ không được kế vị bèn cấu kết với Đinh Thắng lập mưu hại Tiệp dư.
Việc tranh giành ảnh hưởng đến triều chính và ngôi vị thái tử của mọi triều đại phong kiến bao giờ cũng có nguồn gốc từ các bà vợ vua. Và cho đến ngày nay, các nhà sử học và một số nhà khoa học đă chỉ rơ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông. Về động cơ, thứ nhất là do bà rất căm oán Nguyễn Trăi và Nguyễn Thị Lộ, v́ hai người đă giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông thoát khỏi âm mưu sát hại của bà ta. Thứ hai là sợ Nguyễn Trăi gièm pha và nói tốt cho Lê Tư Thành, nên bà Nguyễn Thị Anh đă sai người sát hại vua Lê Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trăi.
Tiếc rằng, một người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong t́nh nghĩa như bà Nguyễn Thị Lộ đă dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều nhà Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt đă phải chết oan cùng chồng là Nguyễn Trăi. Và phải đến 22 năm sau, tức là năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trăi. Đánh giá những cống hiến về nhiều mặt của Nguyễn Trăi đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và sự phát triển của các giá trị nhân văn của nhân loại, năm 1980, tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đă ghi nhận Nguyễn Trăi là Danh nhân văn hóa thế giới. Như vậy, cụ Ức Trai đă được minh oan từ lâu và được cả nhân loại tôn vinh nhưng c̣n nỗi oan của bà Lễ nghi Học sĩ th́ ai cũng biết nhưng không ai minh oan. Và đây là trách nhiệm của hậu thế hôm nay.
VietBF@ sưu tập
|
|