Đầu năm 2025, Nhật Bản đă nói lời tạm biệt với một đoàn tàu cao tốc đặc biệt mang tên Doctor Yellow. Đoàn tàu này được coi là 'bác sĩ tàu cao tốc', chuyên chẩn đoán lỗi trên các tuyến tàu tốc độ cao Shinkansen.
"Bắt bệnh" cho tàu cao tốc
Theo thông báo mới nhất từ nhà điều hành, hai đoàn tàu bác sĩ, phiên bản T4 và T5, lần lượt chạy trên tuyến tàu cao tốc (Shinkansen) Tokaido - Sanyo và Tokyo - Hakata ở thành phố Fukuoka, sẽ lần lượt chấm dứt hoạt động vào tháng 1/2025 và vào năm 2027.

H́nh ảnh hiếm hoi về “bác sĩ tàu cao tốc” Nhật Bản.
JR Central, công ty sở hữu đoàn tàu T4 thông tin, trong tháng 1/2025 đă cho "nghỉ hưu" đoàn tàu T4, vốn hoạt động gần 25 năm nay. Thay vào đó, tàu cao tốc loại N700S chở khách sẽ được trang bị thiết bị thử nghiệm và quan sát để thay thế con tàu này thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đường ray và dây điện trên cao từ năm 2027.
Nh́n lại lịch sử, nhà vận hành đường sắt JR Central cho biết, thế hệ "bác sĩ tàu cao tốc" Doctor Yellow đầu tiên, hay c̣n gọi là T1, ra đời ngay sau khi dịch vụ tàu cao tốc Shinkansen bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1964. C̣n "bác sĩ" T5 thuộc công ty JR West, bắt đầu hoạt động từ năm 2005, sẽ nghỉ hưu sau năm 2027.
Nhà vận hành này cho hay, v́ tàu cao tốc thường chạy với tốc độ từ 200km/h trở lên nên rất cần phải chẩn đoán, theo dơi t́nh trạng quá tải của hạ tầng đường sắt liên tục, tránh để xảy ra sự cố.
Do đó, họ đă chọn một đoàn tàu thế hệ 0 và trang bị thiết bị đo lường để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời được sơn màu vàng để nổi bật, dễ dàng phát hiện hơn khi làm việc vào ban đêm. Dần dần, cái tên "bác sĩ tàu cao tốc" đă đi vào đời sống của người dân Nhật Bản.
Chính xác từng milimet
Thế hệ "bác sĩ tàu cao tốc" thứ hai cũng dựa trên ḍng Shinkansen 0, được giới thiệu vào năm 1974, có thể thực hiện kiểm tra ở tốc độ 210km/h, tốc độ di chuyển của tàu cao tốc thương mại vào thời điểm đó.
Thế hệ thứ tư (T4) và thứ năm (T5) đều dựa trên ḍng N700S. "Đoàn tàu bác sĩ" thường ngắn hơn tàu Shinkansen khi chỉ có 7 toa và không chở khách.
Mỗi đoàn tàu T4 và T5 sẽ tiến hành chuyến đi khứ hồi từ Tokyo và Hakata cách nhau hơn 1.000km, trong hai ngày. Cứ 10 ngày sẽ thực hiện một chuyến xét nghiệm/lần.
Công nghệ trên các đoàn tàu T4 và T5 tiến bộ đến mức chúng có thể chạy với tốc độ 270km/h trong khi quét biến dạng đường ray chỉ tính bằng milimet. Các đoàn tàu cũng ghi lại mức độ rung lắc, chấn động và thu thập dữ liệu cơ bản để phục vụ công tác bảo tŕ đường ray.
Mỗi đoàn tàu có 9 thành viên bao gồm 2 tài xế, 3 kỹ thuật viên theo dơi đường sắt và 4 nhân viên để phân tích các vấn đề hệ thống điện, theo dơi dữ liệu thu thập được, báo cáo lại mọi vấn đề với đội bảo tŕ để nâng cấp.
Ngoài lịch tŕnh thường xuyên, trong trường hợp xảy ra động đất hoặc rung động bất thường trên đường ray tàu Shinkansen, tàu "bác sĩ" sẽ ngay lập tức được triển khai tới khu vực đó để kiểm tra an toàn.
Người dân địa phương tiếc nuối
Thông tin các đoàn tàu T4 và T5 kết thúc sứ mệnh đă để lại tiếc nuối với nhiều người dân.

Người dân Nhật Bản thích thú chụp ảnh “bác sĩ tàu cao tốc” sắp “nghỉ hưu” của Tập đoàn JR Central khi tàu qua nhà ga Tokyo.
Chia sẻ với Đài Truyền h́nh NHK, một người đàn ông 32 tuổi cho biết: "Tôi có cơ hội chứng kiến "bác sĩ tàu cao tốc" vào năm ngoái. Cậu con trai 1 tuổi của tôi rất phấn khích v́ cháu vốn thích tàu hỏa. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về tàu nên rất tiếc khi những con tàu đặc biệt này phải dừng hoạt động".
Một sinh viên mới tốt nghiệp 22 tuổi giấu tên cho hay, anh rất biết ơn v́ tất cả những nỗ lực mà ngành đường sắt đă thực hiện để giữ cho mạng lưới tàu cao tốc của Nhật Bản được an toàn.
"Thật đáng tiếc v́ con trai tôi rất thích tàu", một bà mẹ có con trai 5 tuổi nói và cho biết: "Tôi mới được chứng kiến một đoàn tàu tại ga Shin-Kobe và mong muốn nh́n thấy thêm một lần nữa".
Với niềm đam mê tàu hỏa, nhất là "bác sĩ tàu cao tốc", nhiếp ảnh gia Nishimura Isao, 71 tuổi đă chụp hơn 2.000 bức ảnh về đoàn tàu Doctor Yellow kể từ năm 2006.
Một trong những bức ảnh yêu thích được ông chụp cách đây 7 năm tại thị trấn Koura, tỉnh Shiga, ghi lại khoảnh khắc ba chuyến tàu gồm một chuyến Doctor Yellow, một chuyến Tokaido Shinkansen và một chuyến tàu địa phương Ohmi Railway - đi ngang qua nhau.
"Thật đáng tiếc khi đoàn tàu này phải dừng hoạt động", nhiếp ảnh gia Nishimura Isao cảm thán.
Trước việc dừng hoạt động của T4, ông Hiroya Mochizuka, một quan chức tại công ty JR Central bày tỏ: "Tất cả những ǵ tôi có thể bày tỏ là lời cảm ơn v́ thời gian phục vụ lâu dài, tận tụy của đoàn tàu này".
Tàu "bác sĩ" sẽ được trưng bày
Sau khi "về hưu", đoàn tàu "bác sĩ" T4 sẽ được trưng bày tại Công viên đường sắt và SCMAGLEV tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi vào khoảng tháng 6 tới.
Để thỏa măn đam mê và làm vơi bớt nỗi tiếc nuối của những người yêu tàu cao tốc tại Nhật Bản, tháng 10/2024, nhà vận hành JR Central đă tổ chức một sự kiện hiếm hoi, mở cửa nhà máy Hamamatsu, mang đến cho du khách cơ hội tham quan bên trong con tàu nhân dịp kỷ niệm 60 năm tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản.
Doanh số bán đồ chơi và các mặt hàng khác theo chủ đề bác sĩ tàu cao tốc cũng tăng gấp 9 lần trong tuần sau khi thông báo nghỉ hưu được công bố.