Một trong những lệnh hành động đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức là áp dụng thêm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
"Việc tăng thuế đơn phương của Mỹ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)", Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố. "Nó không chỉ không có ích trong việc giải quyết các vấn đề của chính họ mà c̣n gây tổn hại đến sự hợp tác kinh tế và thương mại b́nh thường giữa Trung Quốc và Mỹ".
Đáp lại hành động của Washington, Bắc Kinh đă nhanh chóng đáp trả bằng cách áp thuế đối với hàng nhập khẩu năng lượng của Mỹ. Trung Quốc cho biết họ sẽ áp dụng mức thuế 15% đối với than và các sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng như mức thuế 10% đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp và ô tô động cơ lớn nhập khẩu từ Mỹ.
Bây giờ là lúc cho dư chấn xuất hiện.
Dư chấn trong cuộc đấu thuế quan Mỹ - Trung
OilPrice ngày 19/2 cho biết, các nhà giao dịch năng lượng Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu, nơi rất sẵn ḷng tiếp nhận bất kỳ lượng LNG dự pḥng nào khi họ đang vật lộn với mùa đông thực sự đầu tiên trong ba năm.
Xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế 10%. Tuy nhiên, theo một số người, tác động của cuộc chiến thuế quan sẽ rơ ràng nhất ở than.
Mỹ đă áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào cuối tháng 1/2025. Trung Quốc chỉ nhắm mục tiêu vào nhập khẩu năng lượng v́ chúng là mục tiêu dễ dàng, mặc dù dầu và LNG, vốn là những mặt hàng trọng yếu theo nghĩa tuyệt đối, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Theo cây viết chuyên về năng lượng Clyde Russell của Reuters, dầu thô của Mỹ chiếm 2% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc; và LNG từ Bờ Vịnh chỉ chiếm 5% tổng lượng nhiên liệu siêu lạnh nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Clyde Russell cho biết than là một vấn đề hoàn toàn khác.

Lô hàng LNG của Mỹ. Ảnh: OP
Trong khi sự chú ư của giới truyền thông có xu hướng tập trung vào vị thế của Mỹ là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới và là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng này, th́ Mỹ cũng là nước xuất khẩu than lớn, đến hơn 70 quốc gia, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Tính đến năm 2023, Trung Quốc là điểm đến xuất khẩu lớn thứ 5, chiếm 6,46% tổng kim ngạch xuất khẩu than của Mỹ. Tính đến quư 3 năm 2024, Trung Quốc đă tiếp nhận 3,675 triệu tấn than của Mỹ, trở thành nước mua than riêng lẻ lớn thứ hai của Mỹ sau Ấn Độ.
Hiện tại, điều này có thể sẽ thay đổi khi Trung Quốc t́m kiếm than miễn thuế ở nơi khác và Mỹ chuyển hướng xuất khẩu than sang khách hàng lớn nhất của ḿnh: Ấn Độ.
Reuters đầu tháng 2/2025 đă trích dẫn lời các quan chức chính phủ liên bang giấu tên cho biết họ dự kiến sẽ có sự thay đổi trong ḍng than, lưu ư rằng điều này có thể làm suy yếu thị phần của Úc trên thị trường nhập khẩu than của Trung Quốc theo hướng có lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
Hiệu ứng này được thấy rơ nhất ở than cốc - loại than được sử dụng trong sản xuất thép - loại mà Mỹ xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc.
Vào năm 2024, theo Reuters, xuất khẩu than cốc của Mỹ sang Trung Quốc đă tăng khoảng 33% lên 1,84 tỷ đô la. Xuất khẩu than sang Ấn Độ cũng tăng lên khi nước nhập khẩu than lớn thứ ba thế giới t́m cách đa dạng hóa khỏi nhà cung cấp hàng đầu của ḿnh là Úc.
Theo Russell, Canada là một bên hưởng lợi tiềm năng khác của cuộc chiến thuế quan, cùng với Úc, nơi sẽ giành lại thị phần tại Trung Quốc khi than của Mỹ được chuyển đến Ấn Độ. Úc và Canada cùng nhau có thể thay thế than xuất khẩu của Mỹ sang quốc gia này, định h́nh lại thị trường than cốc toàn cầu.
Xét dưới góc độ môi trường, 3 mặt hàng năng lượng (dầu thô, LNG, than) đều là những nhiên liệu hóa thạch và chỉ LNG trong số đó được xem là nhiên liệu hóa thạch sạch tiềm năng trong tương lai v́ quá tŕnh đốt cháy tạo ra ít khí độc hại hơn và không thải ra muội than, khói và bụi.
Sử dụng LNG là giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường v́ nó có giá trị năng lượng cao hơn so với hai mặt hàng c̣n lại. Nói cách khác, LNG có thể tạo ra nhiều điện hơn trên một tấn so với than.
Quá tŕnh đốt cháy LNG thải ra ít hơn 30% CO2 so với dầu nhiên liệu, ít hơn 45% CO2 so với than; giảm gấp đôi lượng khí thải oxit nitơ và không thải ra khí thải SO2 vào môi trường. Ngoài ra, đặc tính nhẹ hơn và phân tán nhanh trong không khí khiến LNG không gây hại nhiều như xăng và dầu trong trường hợp ṛ rỉ, PSG thông tin.
VietBF@ Sưu tập