Thần đồng luôn được tung hô, ca ngợi như những ngôi sao sáng, trở thành niềm tự hào của gia đ́nh và xă hội. Những câu chuyện về những đứa trẻ sở hữu trí tuệ phi thường, vượt cấp thần tốc, đạt thành tích xuất sắc khi c̣n rất nhỏ khiến không ít người ngưỡng mộ, thậm chí ao ước có một "thiên tài nhí" trong nhà. Thế nhưng, đằng sau danh hiệu hào nhoáng ấy, không phải ai cũng thấy được áp lực khổng lồ mà các em phải gánh chịu. Khi mọi kỳ vọng đổ dồn lên đôi vai nhỏ bé, hành tŕnh của thần đồng không chỉ trải đầy vinh quang mà c̣n đầy thử thách, thậm chí có thể trở thành gánh nặng đè nén tuổi thơ và tương lai của các em.
Tô Lưu Dật sinh năm 2000 tại Thái An, Sơn Đông (Trung Quốc) là một thần đồng như thế. Ngay từ khi chào đời, cậu bé đă bộc lộ trí thông minh vượt trội so với người b́nh thường. Trước năm 7 tuổi, Tô Lưu Dật đă tự học và nắm vững toàn bộ kiến thức bậc tiểu học ngay tại nhà.
Khi lên 7 tuổi, bố mẹ quyết định cho cậu đi học tiểu học. Tuy nhiên, do năng lực đặc biệt của con, họ muốn để cậu vào thẳng lớp 5. Hầu hết các trường đều chưa từng gặp trường hợp như vậy và không muốn nhận cậu. Cuối cùng, Trường Tiểu học Tam Lư đồng ư để Tô Lưu Dật vào lớp 5 học thử trong một thời gian.
Sự xuất hiện của một cậu bé 7 tuổi trong lớp 5 khiến nhiều học sinh vô cùng ṭ ṃ. Nhưng chỉ sau hai ngày rưỡi học tập, giáo viên trong trường nhận thấy cậu đă nắm vững toàn bộ kiến thức tiểu học và có thể trực tiếp lên cấp hai. Điều này khiến bố mẹ cậu rơi vào t́nh thế khó xử, bởi ngay cả tiểu học c̣n không muốn nhận cậu, th́ liệu có trường cấp hai nào đồng ư hay không?

Cậu bé có thành tích học tập vượt trội.
Tuy nhiên, trong thời gian học thử, Tô Lưu Dật không may bị ngă và bị thương ở tay. Bố mẹ cậu xót con nên quyết định đưa cậu về nhà, kết thúc trải nghiệm hai ngày rưỡi học tiểu học của cậu.
Sau đó, bố mẹ Tô Lưu Dật t́m kiếm khắp nơi và cuối cùng liên hệ được với một ngôi trường có tên là Trường Trung học Bác Văn. Hiệu trưởng quyết định tổ chức một bài kiểm tra đầu vào cho cậu. Trong kỳ kiểm tra, giáo viên đưa ra một bài toán về h́nh học không gian, và với khả năng tưởng tượng vượt trội, Tô Lưu Dật đă nhanh chóng giải được.
Tiếp đó, giáo viên yêu cầu cậu đọc một đoạn văn cổ khó, nhưng cậu không chỉ đọc trôi chảy mà c̣n thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nội dung bài văn. Các giáo viên vô cùng kinh ngạc trước tài năng của cậu bé và quyết định đặc cách cho cậu – một đứa trẻ mới 7 tuổi – vào học cấp hai.
10 tuổi thi đại học và đạt kết quả xuất sắc
Trong thời gian học tại Trường Trung học Bác Văn, một lần giáo viên hỏi Tô Lưu Dật: "Tổng từ 1 đến 100 bằng bao nhiêu?", cậu đă sử dụng phương pháp tính tổng cấp số cộng để giải quyết bài toán. Điều đáng nói là kiến thức về cấp số cộng vốn chỉ được dạy ở bậc trung học phổ thông, nhưng cậu bé 7 tuổi đă thành thạo.
Trước tài năng phi thường ấy, các giáo viên quyết định dành cho Tô Lưu Dật một lộ tŕnh đào tạo đặc biệt. Nhà trường bố trí đội ngũ giáo viên riêng để giảng dạy cho cậu và lập một hồ sơ đặc biệt nhằm theo dơi quá tŕnh trưởng thành của "thần đồng". Nhờ đó, chỉ 3 năm sau, khi 10 tuổi, Tô Lưu Dật đă tham gia kỳ thi đại học và đạt kết quả ấn tượng.
Trong kỳ thi ba môn do trường tổ chức, Tô Lưu Dật dù c̣n nhỏ tuổi nhưng đă xuất sắc vượt qua 300 thí sinh khác, giành vị trí thứ nhất. Không chỉ vậy, cậu c̣n đạt nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi khác. Danh tiếng của thần đồng Tô Lưu Dật ngày càng vang xa. Nhờ chương tŕnh đào tạo đặc biệt của trường, cậu chỉ mất một năm để hoàn thành toàn bộ chương tŕnh cấp hai. Giáo viên đều nhất trí rằng cậu có đủ khả năng để lên học cấp ba.
Cậu bé hoàn thành 3 cấp học nhanh chóng.
Sau khi được giới thiệu và tham gia vào kỳ thi xét tuyển, Tô Lưu Dật – khi ấy mới 8 tuổi – chính thức vào học tại một trường cấp 3 của địa phương. Khi ấy, cậu bé chỉ cao 1m29 phải học chung với những anh chị lớn hơn ḿnh rất nhiều. Tuy nhiên, dù nhỏ tuổi, Tô Lưu Dật vẫn thể hiện khả năng học tập vượt trội.
Không lâu sau khi nhập học, cậu tham gia kỳ thi xét duyệt học phần. Trong bài thi 100 điểm, cậu đạt 96 điểm môn Vật lư, 88 điểm môn Toán, và tất cả các môn c̣n lại đều vượt qua yêu cầu. Có lẽ, định nghĩa về "thần đồng" chính là việc có thể nắm vững những kiến thức vượt xa lứa tuổi của ḿnh.
Nhà trường đặc biệt quan tâm đến trường hợp của Tô Lưu Dật. V́ cậu c̣n rất nhỏ, hiếu động và có tốc độ tiếp thu kiến thức nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa, nên trường quyết định thiết kế chương tŕnh giảng dạy riêng cho cậu, với mục tiêu hoàn thành toàn bộ chương tŕnh cấp ba trong ṿng một năm rưỡi.
Ngoài thành tích học tập xuất sắc, Tô Lưu Dật c̣n bộc lộ tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực máy tính. Cậu tự học lập tŕnh và thành thạo các ngôn ngữ C, Java. 12 năm trước, khi mới 8 tuổi, cậu đă tự tạo một giao diện đồ họa cá nhân hóa dựa trên hệ điều hành mă nguồn mở Linux để chạy các phần mềm như QQ và Firefox. Những thao tác này vô cùng phức tạp, ngay cả sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin cũng khó thực hiện, nhưng Tô Lưu Dật lại sử dụng thành thạo. Thậm chí, khi giáo viên gặp sự cố với máy tính, họ cũng t́m đến cậu để nhờ giúp đỡ.
Chuỗi bi kịch sau đó
Năm 10 tuổi, Tô Lưu Dật chính thức hoàn thành toàn bộ chương tŕnh cấp ba và tham gia kỳ thi đại học năm đó. Cậu đạt 566 điểm, thấp hơn 14 điểm so với mức điểm chuẩn xét tuyển vào các trường trọng điểm khối tự nhiên của Sơn Đông thời điểm ấy. Nhưng với một cậu bé chỉ mất hai ngày rưỡi học tiểu học, một năm học cấp hai và một năm rưỡi học cấp ba, đây thực sự là một kỳ tích khó tin.
Sau kỳ thi đại học, nhiều trường đại học danh tiếng đă ngỏ lời mời Tô Lưu Dật nhập học. Sau khi bàn bạc với bố mẹ, cậu quyết định chọn Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam ở Thâm Quyến, một ngôi trường xa quê nhà nhưng đầy hứa hẹn cho tương lai của ḿnh.
Sau khi vào đại học, do c̣n quá nhỏ và chưa thể tự lập, mẹ của Tô Lưu Dật đă đi cùng cậu đến Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam để tiện chăm sóc và hỗ trợ con trong quá tŕnh học tập.
Những ngày đầu nhập học, Tô Lưu Dật tràn đầy hứng khởi, cậu ghi lại niềm vui của ḿnh. Tuy nhiên, niềm háo hức ấy chẳng kéo dài bao lâu trước khi hàng loạt vấn đề bắt đầu xuất hiện.
Lưu Dật đi thi đại học khi mới 10 tuổi.
Vốn sinh ra và lớn lên ở Sơn Đông, nay phải xa gia đ́nh đến học ở Thâm Quyến, dù vẫn gọi điện video với bố mỗi tuần, nhưng khoảng cách hàng ngàn cây số khiến cậu không thể cảm nhận được sự ấm áp và yêu thương từ gia đ́nh. Trong khi đó, ở độ tuổi này, một đứa trẻ lại rất cần sự quan tâm và che chở từ cha mẹ.
Không chỉ vậy, Tô Lưu Dật hoàn toàn không có bạn bè ở trường. Các sinh viên xung quanh đều ở độ tuổi 20, c̣n cậu vẫn chỉ là một đứa trẻ 10 tuổi, khiến cậu cảm thấy lạc lơng giữa môi trường đại học. Với bản tính hiếu động, trong giờ học, cậu khó có thể ngồi yên. Cậu thường nghịch bút để tạo tĩnh điện rồi chạm vào tóc của chị gái ngồi phía trước, hoặc chỉ một lúc sau lại lôi điện thoại ra chơi. Nếu đặt vào bối cảnh một đứa trẻ 10 tuổi, những hành động này hoàn toàn b́nh thường, nhưng với tư cách là một sinh viên đại học, sự nghịch ngợm của Tô Lưu Dật khiến cậu trở nên lạc lơng và không phù hợp với môi trường xung quanh.
Không lâu sau, v́ không chịu được áp lực kèm thành tích học tập sa sút, Tô Lưu Dật quyết định bảo lưu việc học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam.
Tại giảng đường đại học, Tô Lưu Dật luôn được xếp ngồi cuối lớp v́ quá nghịch ngợm.
Thần đồng hay hệ quả của việc "ép chín" con trẻ?
Nhiều người ca ngợi thần đồng, nhưng hầu hết chỉ quan tâm đến ánh hào quang của họ mà không nghĩ đến chuyện, sau khi rời xa tuổi thơ, liệu những "thần đồng" ấy có c̣n giữ được sự phi thường hay không.
Những đứa trẻ mang danh thần đồng thường được kỳ vọng rất cao và nhận sự đào tạo đặc biệt, như cách mà Tô Lưu Dật đă trải qua. Cậu nắm vững những kiến thức mà người khác phải mất hàng chục năm để học, rồi chứng minh giá trị của ḿnh qua điểm số trong các kỳ thi. Nhưng khi thoát ra khỏi hệ thống giáo dục chú trọng thành tích, một thần đồng sẽ đi về đâu?
Tô Lưu Dật là một thiên tài, nhưng cũng là một bi kịch. Từ nhỏ, cậu không có cơ hội tận hưởng niềm vui tuổi thơ như những đứa trẻ khác, không có bạn bè đồng trang lứa. Cậu phải cạnh tranh trong một môi trường mà độ tuổi bị lệch hoàn toàn so với những người xung quanh, để rồi bị gắn mác "thần đồng" và cuối cùng trở thành một cỗ máy thi cử.
Sự trưởng thành của một đứa trẻ phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của cuộc sống. Bất kỳ h́nh thức "ép chín" nào cũng có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ. V́ vậy, thần đồng có thể được khen ngợi, nhưng không nên bị thần thánh hóa.
VietBF@ Sưu tập