Sau khi cuộc bầu cử kết thúc vào ngày 23/2, Friedrich Merz được cho là sẽ trở thành tân Thủ tướng của Đức với sự chiến thắng của đảng Liên minh Dân chủ/Xă hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU). Trong bối cảnh hiện tại, ông Merz sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, bao gồm kế hoạch cắt giảm thuế, cải cách thủ tục hành chính và điều chỉnh chi phí năng lượng để hồi phục tăng trưởng.
Kinh tế Đức trỗi dậy và hụt hơi
Đức đă tái thiết nền kinh tế sau Thế chiến II và trở thành một cường quốc sản xuất, chế tạo và xuất khẩu các mặt hàng như máy móc công nghệ và ô tô cao cấp.
Quốc gia này có gần 84 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, với GDP là 4,7 ngh́n tỷ USD. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2024, con số này thấp hơn Mỹ là 29,2 ngh́n tỷ USD và Trung Quốc 18,3 ngh́n tỷ USD. Nền kinh tế Đức lớn hơn Nhật Bản, Anh và Pháp.
Tuy nhiên, kinh tế Đức đă rơi vào suy thoái trong năm 2023 và 2024 khi tất cả các quốc gia trên đều tăng trưởng (trừ Nhật Bản) vào năm ngoái và sẽ tiếp tục tụt hậu so với các nước khác vào năm 2025. IMF dự báo GDP thực tế của Đức tăng trưởng 0,3% trong năm nay, trong khi Mỹ và Trung Quốc tăng 2,7% và 4,6%, Nhật Bản 1,1%, Anh 1,1% và Pháp 0,8%.
Nguyên nhân chính khiến kinh tế Đức chậm lại là sự ảm đảm của các hoạt động kinh tế cốt lơi của nước này. Dữ liệu của chính phủ cho thấy sản lượng công nghiệp đă giảm hơn 10% kể từ năm 2019 và khoảng 350.000 việc làm trong ngành sản xuất đă bị mất trong cùng kỳ.
“Ông lớn” ngành sản xuất ô tô Volkswagen, gă khổng lồ ngành hoá chất BASF và “ông trùm” ngành thép và công nghiệp Thyssenkrupp đă mất hơn 50 tỷ USD hoặc khoảng 1/3 giá trị vốn hoá trong 5 năm qua v́ các nhà đầu tư đă né tránh ngành công nghiệp Đức.
Theo Stefan Koopman, chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại Rabobank, rất nhiều dấu hiệu suy thoái kinh tế đang cho thấy rằng thời hoàng kim của Đức đă qua.
Sự phụ thuộc vào Nga
Các chính sách năng lượng trước đây của Đức là lời giải đáp cho những khó khăn mà nền kinh tế nước này đang trải qua.
Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc vào năng lượng giá rẻ của Nga để sản xuất mọi thứ thứ thép đến hoá chất để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra vào năm 2022, giá năng lượng đă tăng vọt.
Các quan chức Đức cũng có động thái trừng phạt Nga bằng cách giảm nhập khẩu dầu, phụ thuộc vào các nguồn cung LNG khác với giá đắt đỏ hơn và các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này khiến một số doanh nghiệp nước ngoài chán nản với thị trường Đức khi họ phải chịu chi phí quá cao.
Ngoài ra, chính quyền Đức bắt đầu đóng cửa các nhà máy điện hạn nhân vào năm 2011 sau thảm hoạ Fukushima ở Nhật Bản và dừng hoạt động 3 nhà máy cuối cùng vào năm 2023. Quyết định này lại càng khiến Đức phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng Nga, khiến quá tŕnh “cai nghiện” trở nên cực kỳ khó khăn.
Từ khách hàng thành đối thủ cạnh tranh
10 năm trước, các nhà sản xuất Đức coi Trung Quốc là “mỏ vàng” cho hoạt động xuất khẩu. Nhưng sau đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mà Đức cũng có như thép, máy móc, tấm pin mặt trời và xe điện.
Chi phí sản xuất thấp hơn và quy định ở Trung Quốc không quá nghiêm ngặt đă khiến nhiều doanh nghiệp Đức chuyển ít nhất một phần hoạt động sang thị trường châu Á này.
Đức đă đứng đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh công nghiệp của Liên hợp quốc trong 20 năm liên tiếp. Song, Trung Quốc “nhảy vọt” từ vị trí 33 lên số 2 trong cùng kỳ, thể hiện rơ mối rủi ro đối với nền kinh tế “anh cả” của châu Âu.
Sai lầm v́ quá tiết kiệm
Chính quyền Đức đầu tư quá ít vào các lĩnh vực như năng lượng, giáo dục, an ninh và cơ sở hạ tầng trong nhiều năm. Điều này đă ảnh hưởng đến năng suất và khả năng cạnh tranh của nước này.
Một lư do chính là “chiếc phanh nợ” được áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đă giới hạn mức thâm hụt của chính phủ liên bang ở mức 0,35% GDP. Trong khi đó, thâm hụt của Mỹ vượt 6% GDP vào năm ngoái.
Alison Savas, giám đốc đầu tư của Antipodes Partners, cho biết: “Chính sách này là một chiếc phanh tay đối với khả năng hỗ trợ nền kinh tế Đức và khác hẳn so với chính sách của các quốc gia khác trên thế giới.”
Việc nới lỏng các quy định hạn chế chi tiêu sẽ giúp Đức kích thích nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu cấp thiết là đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng, theo Savas.
Trong khi đó, nhà kinh tế đạt giải Nobel, Paul Krugman, nhận định rằng “nỗi ám ảnh” trong việc kiểm soát nợ của Đức đă khiến nước này chuyển từ “một mô h́nh kiểu mẫu sang trường hợp cảnh báo về ‘cái giá’ của sự cứng nhắc”.
Hiện tại, Đức c̣n phải đối mặt với nhiều thách thức khác như lực lượng lao động giảm và dân số già hoá, thiếu hụt lao động tay nghề cao, thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ giá rẻ và nhiều thủ tục quan liêu.
Theo Koopan, tất cả những vấn đề đó là “triệu chứng của một căn bệnh kinh niên đó là nhu cầu trong nước yếu”. Nền kinh tế Đức “kư sinh” trên nhu cầu của nước ngoài để duy tŕ sự tồn tại, khi tăng trưởng trong nhiều thập kỷ dựa trên tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu cho an ninh và sự ổn định của các quốc gia khác.
Koopman nói thêm, biện pháp khắc phục có thể là chính phủ thúc đẩy trên quy mô lớn đối với mọi lĩnh vực, từ năng lượng và quốc pḥng đến giáo dục, cơ sở hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên, cắt giảm thuế, giảm bớt các thủ tục hành chính sẽ chưa đủ để giải quyết các vấn đề này.
Nhà kinh tế c̣n cảnh báo nếu Đức không tăng chi tiêu, nước này “có nguy cơ trở thành ‘kẻ lạc hậu’ trong nền kinh tế toàn cầu.”
VietBF@ Sưu tập
|
|