Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên với Mỹ mới chỉ là một
"khuôn khổ với 11 điểm" và ông muốn sẽ thảo luận sâu hơn với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Zelensky chia sẻ các thông tin chi tiết về thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên giữa Mỹ-Ukraine tại Kiev hôm 26/2. (Ảnh: AFP)
Với việc Trump muốn kết thúc nhanh chóng cuộc chiến của Nga và t́m cách thu hồi một số khoản viện trợ tài chính của Washington cho Kiev, ông Zelensky đang hi vọng rằng thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên có thể bảo đảm sự an ninh bền vững cho Ukraine.
Tuy nhiên, bản dự thảo thỏa thuận mà các hăng truyền thông Mỹ cho đăng tải trong hôm 26/2 chỉ nói rằng,
"Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của Ukraine nhằm đạt được những sự bảo đảm về an ninh cần thiết để thiết lập nền ḥa b́nh lâu dài, nhưng trong đó không đưa ra những cam kết cụ thể và rơ ràng nào".
Tại cuộc họp báo ở Kiev, ông Zelensky thừa nhận rằng thỏa thuận này không có
"các bước cụ thể về bảo đảm an ninh v́ những điều này cần được quyết định chung với Hoa Kỳ và châu Âu".
Tổng thống Ukraine nói rằng thỏa thuận này có thể là một bước thành công ban đầu lớn nhưng nhấn mạnh rằng, điều đó chỉ tạo ra một khuôn khổ có thể trở thành một phần của sự bảo đảm an ninh trong tương lai". Điều mà ông hi vọng sẽ được thảo luận sâu hơn trong cuộc gặp gở dự kiến với ông Trump. Trước đó, giới truyền thông đưa tin Hoa Kỳ và Ukraine đă nhất trí về các điều khoản trong thỏa thuận và ông Zelensky dự kiến sẽ đến thăm Washington, D.C. trong những ngày sắp tới.
Thỏa thuận này có ǵ?
Toàn bộ văn bản phác thỏa của thỏa thuận đề cập đến kế hoạch của Hoa Kỳ và Ukraine nhằm thành lập ra "Quỹ đầu tư tái thiết" do hai quốc gia cùng nhau phụ trách.
Theo thỏa thuận có chỗ cho chữ kư của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha, Ukraine sẽ cho đóng góp vào quỹ 50% tổng số doanh thu kiếm được từ việc bán tài sản tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của chính phủ, bao gồm hydrocarbon, dầu thô và khí đốt tự nhiên, cũng như khoáng sản về đất hiếm.
Văn bản dự thảo có đoạn viết:
"Để tránh mọi nghi ngờ, các nguồn thu trong tương lai không bao gồm các nguồn thu hiện tại vốn đă là một phần của nguồn thu ngân sách chung của Ukraine".
Văn bản dự thảo cho biết quỹ này sẽ nhằm mục đích
"thu hút nguồn đầu tư để tăng cường mở rộng, giải quyết và kiếm tiền từ tất cả tài sản công và tư của Ukraine, bao gồm cả lĩnh vực dầu khí và đất hiếm".
Theo dự thảo, quỹ sẽ được phụ trách và kiểm soát bởi đại diện của Mỹ và Ukraine, và
"các điều khoản chi tiết hơn liên quan đến việc quản trị và hoạt động của Quỹ sẽ được quy định trong một thỏa thuận tiếp theo", sẽ được đàm phán sau khi thỏa thuận ban đầu được kư kết xong.
Nhiều người Ukraine đă tỏ rơ sự không hài ḷng trước các thông tin cho rằng Kiev chuẩn bị cung cấp cho Washington toàn quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, trong khi chính phủ ông Trump lại tỏ ra mơ hồ về những ǵ họ sẽ đưa ra để đổi lại.
Oleksandra Zdorenko, một người Ukraine hưu trí, nói với
CNN rằng, người Ukraine đă cảm thấy phẫn nộ khi Mỹ lần đầu tiên đề xuất thỏa thuận yêu cầu chia sẻ 500 tỷ USD đất hiếm và các khoáng sản khác của Ukraine, tuy nhiên ngay sau đó ông Zelensky đă từ chối và nói rằng điều này sẽ đồng nghĩa với việc
"đem bán đất nước của ông".
"Chúng tôi không hiểu làm như thế nào họ có thể dđưa ra đề nghị với chúng tôi trong một thỏa thuận như vậy. Bây giờ đối với tôi, có vẻ như một số điều kiện đă có thay đổi", ông Zdorenko nói.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ và Tổng thống của chúng tôi. Họ đă làm nhiều điều tốt cho Ukraine nên bây giờ họ sẽ không làm bất cứ điều ǵ gây tổn hại đến đất nước này".
Tại cuộc họp báo ở Kiev hôm 26/2, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói rằng, ông Zelensky sẽ không kư
"hoặc thậm chí xem xét bất cứ hiệp ước 'nô lệ' hoặc 'thuộc địa' nào không tính đến lợi ích của Ukraine", đồng thời nói rằng, dự thảo thỏa thuận đặt ra nền tảng cho
"sự tái thiết phục hồi trong tương lai của Ukraine".

Bản đồ về nguồn khoáng sản của Ukraine. (Ảnh: CNN)
Ukraine luôn biết ơn sự ủng hộ của Mỹ
Ông Zelensky cũng cho biết trong cuộc họp báo rằng, Ukraine sẽ không có hoàn trả số tiền mà Mỹ đă cấp cho họ như một phần của thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên.
"Tôi sẽ không chấp nhận trả nợ, thậm chí chỉ có 10 xu trong thương vụ này. Nếu không, điều đó sẽ tạo ra tiền lệ xấu", ông này nói hôm thứ Tư 26/2.
Cuối tuần qua, ông Trump đă nói rằng ông đang "cố gắng đ̣i lại số tiền mà chính phủ Biden đă viện trợ cho Ukraine để giúp nước này chiến đấu chống Nga. Ông Trump tuyên bố sai lệch rằng Mỹ đă trao cho Ukraine 350 tỷ USD kể từ tháng 2/2022. Con số thực tế là khoảng 120 tỷ USD, trong đó gần 2/3 là vũ khí đạn được, theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel.
Ông Trump cũng tuyên bố sai sự thật rằng sự hỗ trợ của châu Âu dành cho Ukraine là
"dưới h́nh thức cho vay".
"Họ đă lấy lại được tiền. Chúng tôi đă trao cho họ dưới dạng "không có ǵ". V́ vậy, tôi muốn họ cung cấp cho chúng tôi thứ ǵ đó xứng đáng với tất cả số tiền mà chúng tôi đă bỏ ra", ông Trump nói.
Khi ông Trump lặp lại tuyên bố này trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm đầu tuần, ông Macron đă nắm lấy cánh tay của ông Trump để sửa sai.
"Không, thực ra, thành thật mà nói, chúng tôi đă chi ra số tiền. Chúng tôi đă chi đến 60% tổng số tiền này. Nhưng không phải là dưới dạng các khoản cho vay, bảo lănh, hay trợ cấp nào", ông Macron nói.
Phát biểu vào hôm thứ Tư, ông Zelensky cho biết Ukraine vẫn biết ơn về sự hỗ trợ của Mỹ, nhưng ông sẽ rất thẳng thắn và hỏi ông Trump.
"Liệu rằng, Mỹ có ngừng hỗ trợ cho Ukraine hay không?".
Nếu Mỹ không cung cấp thêm viện trợ, ông Zelensky cho biết Ukraine có thể
"mua vũ khí trực tiếp" từ Mỹ, đồng thời gợi ư rằng tài sản bị phong tỏa của Nga, lên đến khoảng 300 tỷ USD, có thể được sử dụng để tài trợ cho việc mua bán này.