Dù được coi là
"kho báu địa chất", chuyên gia cho rằng Greenland thực chất không dễ để cho khai thác như Mỹ kỳ vọng do hạ tầng cơ sở yếu kém và thị trường khoáng sản do TQ phần lớn chi phối.
Giáo sư về địa chất Minik Rosing cho rằng tiềm năng khoáng sản tại Greenland đă bị thổi phồng, cảnh cáo việc Hoa Kỳ theo đuổi vùng đất này là chay theo một ảo vọng quá tốn kém. (Ảnh: University Post)
Greenland, ḥn đảo băng giá thuộc quốc gia Đan Mạch, đang thu hút sự chú ư chưa từng có khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ mong muốn đưa phần lănh thổ này vào quyền kiểm soát của Mỹ, với lời hứa
"sẽ giúp người dân trở nên giàu có nhờ trữ lượng tài nguyên khổng lồ ẩn dưới lớp băng vĩnh cửu".
Tuy nhiên, theo chuyên gia địa chất người Greenland, giáo sư Minik Rosing, kỳ vọng này chỉ là
"ảo ảnh" không hơn không kém.
"Ư tưởng về một kho báu đang chờ được khai phá tại Greenland giống như hi vọng trúng số độc đắc để được đổi đời", ông Rosing nhận định trên chương tŕnh
60 Minutes của
CBS.
Greenland được cho là có lưu trữ nhiều loại khoáng sản quư như vàng, đồng, than ch́, kẽm và đặc biệt là
"đất hiếm", thành phần hóa chất quan trọng trong việc sản xuất pin xe điện, tuabin gió, điện thoại và thiết bị kỹ thuật cao.
Một bản báo cáo hồi năm 2008 của
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) từng dự đoán
Greenland có thể chứa đến 52 tỷ thùng dầu thô và 43 trong số 50 loại khoáng chất quan trọng. Tờ
The Economist c̣n gọi việc thuyết phục người Greenland gia nhập Mỹ là
"thương vụ thế kỷ".
Tuy nhiên, theo giáo sư Rosing, các sự đánh giá này đă bị hiểu sai.
"USGS chỉ nói rằng có tiềm năng, nhưng thực tế đă có 50 năm qua thăm ḍ mà chưa t́m thấy có ǵ rơ ràng", ông này nói.
Ông Rosing cũng nhấn mạnh rằng,
"đất hiếm không hề hiếm, v́ đă xuất hiện phổ biến rộng răi ở nhiều nơi trên thế giới và Greenland không có mức độ dễ dàng cho khai thác vượt trội".
Một báo cáo gần đây của
USGS xếp
Greenland đúng thứ 8 trên toàn cầu về trữ lượng
"đất hiếm", sau cả Hoa Kỳ, và kém xa TQ, Việt Nam và Brazil.
Ngay cả khi có nguồn tài nguyên này,
Greenland vẫn c̣n thiếu cơ sở hạ tầng để cho khai thác và tinh luyện. Các mỏ
đất hiếm ở Mỹ hiện cũng phải gửi quặng sang TQ để xử lư, do thiếu kỹ thuật cần thiết và chuỗi sản xuất hoàn chỉnh.
Minh chứng là mỏ
đất hiếm lớn nhất nước Mỹ Mountain Pass ở California, hiện do công ty nhà nước TQ
Shenghe nắm 8% cổ phần.
"Vấn đề ở đây không chỉ là khai thác, mà là phải cho tinh luyện và đưa vào chuỗi sản xuất kỹ nghệ. Việc đó Mỹ hay châu Âu đều đang thiếu hụt", ông Rosing nói.
Greenland hiện chỉ có hai mỏ quặng đang hoạt động.
CBS đă ghé thăm mỏ vàng
Amaroq ở phía Nam, nơi được kỳ vọng có thể sinh lời nhờ giá vàng tăng cao kỷ lục. Tuy vậy, từ 250 triệu USD vốn đầu tư, hiện chỉ mới có...
một thỏi vàng được chế biến ra!
Giám đốc điều hành
Amaroq tin rằng đây sẽ là mô h́nh kiểu mẫu cho ngành khai khoáng sản tại Greenland, nhưng giáo sư Rosing cảnh cáo:
"Vàng rất dễ bán. Nhưng với các kim loại khác, nếu thị trường do TQ kiểm soát, bạn không thể đoán được giá cả".
Theo nhiều khoa học gia, chiến lược đúng đắn để cho phương Tây giảm sự phụ thuộc vào TQ không phải là thâu tóm
Greenland, mà là đầu tư vào năng lực chế biến khoáng sản, mở rộng chuỗi cung ứng nội địa và thị trường cạnh tranh, điều đang đ̣i hỏi quyết tâm về mặt chính trị và tài chính mạnh mẽ.
"Greenland vốn là một nơi tuyệt vời, với băng phủ, cá voi narwhal, thiên nhiên kỳ vĩ và cả nguốn tài nguyên. Nhưng đó không phải kho báu chờ nhặt dưới đất", ông Rosing đưa ra kết luận.