
(Minh họa)
Tổng thống Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ hãy bình tĩnh trước nguy cơ leo thang cuộc thương chiến khi EU và TQ muốn áp đặt mức thuế trả đũa.
"Hãy bình tĩnh, mọi chuyện sẽ ổn. Nước Mỹ sẽ lớn mạnh và tốt đẹp hơn bao giờ hết", ông Trump đã viết như vậy trên mạng Truth Social.
Nhiều người đã nhún vai trước lời kêu gọi này của ông Trump: Ông đang làm cho thế giới cũng như nước Mỹ bị rối tung lên, giờ lại kêu gọi hãy bình tĩnh là sao đây? Họ cho rằng ,Tổng thống Trump đã tính toán sai khi muốn đẩy phần còn lại của thế giới về cùng một phe bằng đòn thuế của mình. Khi ra đòn đó, dường như ông Trump nghĩ rằng thiên hạ ai cũng ngu, chỉ có mình ông là khôn nhất!
Một điều đáng suy ngẫm là khi Mỹ áp đặt mức thuế đặc biệt cao với hàng hóa TQ và bị Bắc Kinh trả đũa bằng cách trả đũa với thuế cao lại với hàng hóa Mỹ, thì nhiều người xưa nay vốn không ưa CSTQ, cảm thấy TQ là bên chính nghĩa, còn Mỹ là bên phi nghĩa. Tuyên bố sẵn sàng tranh đấu với Mỹ cho đến cùng, Bắc Kinh cho rằng việc chính quyền Trump áp đặt mức thuế cao ngất lên hơn 180 đối tác thương mại không chỉ là chiến thuật đàm phán, mà còn muốn định hình lại trật tự thương mại thế giới. Bắc Kinh cũng cảnh cáo những sự đứt gãy trong chuỗi liên kết thương mại có thể gây ra thiệt hại nhiều hơn cho chính nước Mỹ. Theo Bắc Kinh, Washington đang mắc phạm sai lầm, làm suy yếu thế đứng trên toàn cầu của nước Mỹ.
Mặt khác, đòn thuế cao của chính quyền Trump còn bị xem là cú ngáng đường với nỗ lực trấn an NATO của Ngoại trưởng Marco Rubio. Bởi vì an ninh kinh tế cũng là một phần trong an ninh tổng quát của NATO. Sẽ rất khó cho các nước NATO gia tăng mức chi tiêu quốc phòng lên 5% khi kinh tế gặp nhiều khó khăn do đòn áp đặt thuế của Washington.
Về phần mình, Thủ tướng Singapore là ông Lawrence Wong cũng bày tỏ sự thất vọng về đòn thuế này của Mỹ. Xem ra ông hoàn toàn có lý khi cho rằng thông báo của Washington về thuế gọi là
"Ngày giải phóng" (Liberation Day) đã cho thấy thực tế là kỷ nguyên của vấn đề toàn cầu hóa dựa trên luật lệ và thương mại tự do nay đã kết thúc. Là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, nước Mỹ bao lâu nay đã thúc đẩy các giao dịch thương mại tự do và dẫn đầu việc xây dựng hệ thống thương mại đa phương. Song giờ đây, với chính sách của chính quyền Trump, nước Mỹ không còn là trụ cột của các nền kinh tế thị trường tự do trên thế giới nữa, một bước thụt lùi tai hại sẽ gây ra nhiều tác động xấu cho nhân loại.
Khi ra tranh cử tổng thống, ông Trump hứa sẽ giúp thế giới được hòa bình, ổn định, thịnh vượng nhưng qua thực tế thì người ta lại thấy trái ngược lại. Ngay cả đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Trump là Elon Musk cũng tỏ ra không còn tin tưởng ông nữa. Chỉ là Musk ngại không dám nói thẳng ra. Trump cần phải hiểu rằng khi Musk gọi cố vấn thương mại ông Peter Navarro của Trump là
"thằng đần độn" thì chính là Musk cũng đang muốn gọi Trump là
"thằng đần". Chẳng lẽ Trump lại
đần đến mức không hiểu ra điều đó? Cũng có thể chính Trump lại xem Musk mới là
kẻ đần độn, không hiểu được chính sách thuế má của ông. Không phải tự nhiên mà mới đây Trump nói rằng, ông không thực sự cần đến Musk, kẻ vốn không được lòng của nhiều cộng sự viên của Trump. Việc Trump chia tay với Musk có lẽ sẽ xảy đến trong một ngày không xa lắm.
Áp đặt thuế vốn luôn là một con dao hai lưỡi. Chỉ riêng hàng hóa của TQ vào Mỹ không còn có giá rẻ thì liệu rằng, dân Mỹ còn đủ bình tĩnh để ủng hộ ông Trump nữa hay không? Ở đó mà mơ đến nhiệm kỳ thứ 3, thứ 4. Hẳn là giờ đây có nhiều người Mỹ đang thấy hối tiếc vì đã bầu cho ông. Bỏ phiếu cho ông, họ tin vào lời hứa sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại của ông. Giờ thì nước Mỹ đang vĩ đại trở lại khiến cho ông phải lên tiếng kêu gọi người dân nên bình tĩnh. Gia đình ông Trump được giàu có thì cứ việc bình tĩnh, chứ tầng lớp lao động nghèo thì làm sao mà có thể giữ bình tĩnh cho được.
Về việc ông Trump muốn các công ty chuyển đến Mỹ làm ăn và có khả năng được hưởng đặc quyền như miễn thuế hay chỉ đánh mức thuế nhẹ,... thì e rằng không có đơn giản chút nào. Vì ai sẽ cho di chuyển cơ xưởng máy móc về Mỹ khi mà nhiệm kỳ của ông Trump chỉ kéo dài có 4 năm? Sau 4 năm mà có sự thay đổi khác thì ai sẽ đền bù cho họ? Đó là chưa nói giá nhân công ở Mỹ rất cao làm cho giá thành khó mà rẻ được. Vấn đề nữa là sản xuất ở Mỹ thì xuất bán cho ai? Chẳng lẽ chỉ để bán cho người Mỹ? Chưa nói là chuyển công ty đến Mỹ thì đâu có dễ kiếm ra công nhân, bởi vì ông Trump đã cho đuổi hết đám lao động nhập cư đi rồi. Một người rất có lý khi nói:
"Nếu tôi là giám đốc công ty lớn thì tôi sẽ chờ thêm 4 năm nữa, chứ nhất định không chuyển công ty về Mỹ!"
Rốt cuộc, khi đưa ra lời kêu gọi dân Mỹ hãy bình tình, dường như Tổng thống Trump lại chính là người đang bị mất bình tĩnh nhiều nhất!