Hai nguồn tin chính phủ cho biết, các thành viên trong nội các của Tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ siết lại quyền kiểm soát đối với Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), hạn chế ảnh hưởng của đội ngũ nhân sự do Elon Musk tuyển chọn.

Elon Musk lắng nghe Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Pḥng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, Mỹ ngày 11/2. Ảnh: reuters.
Thông tin xuất hiện trong hôm 23/4 sau khi tỷ phú Elon Musk xác nhận rằng ông sẽ rút lui khỏi vai tṛ điều hành thường trực.
DOGE – cơ quan được thành lập qua sắc lệnh hành pháp ngay trong ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump – do Musk đứng đầu, đă dẫn dắt các nỗ lực cắt giảm biên chế, hủy bỏ hợp đồng và giảm các dịch vụ công nhằm giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Tuy nhiên, hôm 22/4, Musk cho biết sẽ chỉ dành một đến hai ngày mỗi tuần cho công việc chính phủ, để tập trung cứu văn Tesla, công ty xe điện đang gặp khó khăn. Nhiệm kỳ của ông với tư cách là nhân viên đặc biệt của chính phủ cũng sẽ kết thúc vào cuối tháng 5.
Trong khi Musk mang lại “lá chắn chính trị” cho Nhà Trắng để thực hiện các biện pháp cắt giảm gây tranh căi, nhiều Bộ trưởng trong nội các lại coi DOGE là mối đe dọa với quyền kiểm soát truyền thống của họ đối với hoạt động tuyển dụng và sa thải nhân sự. Một số quan chức từng miễn cưỡng thực hiện yêu cầu từ DOGE.
Các căng thẳng trong nội các của ông Trump leo thang trong những tuần gần đây, đặc biệt sau cuộc họp vào tháng 3 khi Ngoại trưởng Marco Rubio đối đầu trực tiếp với Musk v́ những tác động tiêu cực đến USAID. Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cũng chỉ trích kế hoạch cắt giảm kiểm soát viên không lưu trong bối cảnh lo ngại về an toàn hàng không.
Với việc Musk lui về hậu trường, các Bộ trưởng được kỳ vọng sẽ có nhiều tự do hơn trong việc triển khai cắt giảm có chọn lọc thay v́ những biện pháp tổng thể. “Không c̣n sự hiện diện áp đảo của Musk, quyền ra quyết định cuối cùng sẽ quay về tay các Bộ trưởng”, một nguồn tin tiết lộ với Reuters.
Một thay đổi quan trọng khác là vai tṛ của nhóm kỹ sư trẻ do Musk tuyển chọn sẽ bị đánh giá lại. “Ảnh hưởng của họ sẽ suy giảm, và họ sẽ bị giám sát chặt hơn. Tŕnh độ và quyền hạn của nhóm này – vốn thiếu kinh nghiệm chính phủ – sẽ bị đặt dấu hỏi”, nguồn tin nói.
Người phát ngôn Nhà Trắng Harrison Fields bác bỏ ư kiến cho rằng việc Musk rút lui sẽ làm thay đổi định hướng hoặc ảnh hưởng của DOGE. “Cơ cấu DOGE vốn đă trao quyền tự chủ cho nội các trong việc cắt giảm ngân sách. Musk chỉ là một yếu tố trong cỗ máy đó”, ông Fields nói. “DOGE vẫn hoạt động trơn tru và đang triển khai hiệu quả chương tŕnh nghị sự của Tổng thống”.
Nhiều chuyên gia cho rằng dù Musk chỉ c̣n làm việc bán thời gian, các biện pháp thắt chặt ngân sách sẽ tiếp tục được duy tŕ. “DOGE đă tạo ra động lực, và bánh xe cải cách vẫn đang quay”, giáo sư luật Nick Bednar nhận định.
“Tàu đă rời ga, rất khó để dừng lại”, ông nói thêm.
Trong tuyên bố hôm 22/4, Musk khẳng định phần lớn công việc thiết lập và vận hành DOGE đă hoàn thành. “Phần lớn công việc quan trọng để đưa DOGE vào guồng, sắp xếp lại tài chính chính phủ đă xong”, ông nói.
DOGE hiện đang t́m người kế nhiệm vị trí điều hành. Một ứng viên tiềm năng là Amy Gleason – quyền quản lư do Nhà Trắng bổ nhiệm hồi tháng 2. Trong một văn bản pháp lư vào tháng 3, bà Gleason khẳng định Musk không làm việc chính thức tại DOGE. Tuy nhiên, Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố Musk vẫn là người “phụ trách” cơ quan này.
Tom Schatz – Chủ tịch tổ chức Citizens Against Government Waste – cho rằng việc Musk rút lui có thể khiến DOGE vận hành hiệu quả hơn. “Musk là cái tên thu hút sự chú ư, đôi khi quá nhiều. Việc ông ấy ít xuất hiện hơn có thể sẽ giúp DOGE hoạt động âm thầm mà hiệu quả hơn”, ông nhận định.
VietBF@ sưu tập