
(Ảnh: Tư Liệu)
Trong một khoảng không gian im lặng, bức tượng
"Thương Tiếc" hiện ra không giống như một h́nh khối đá vô tri bất động, mà như một tiếng thở dài đă hóa đá, tiếng thở dài của một người lính đă đi qua sóng gió của chiến tranh. Không phải với vẻ kiêu hùng mà với ánh mắt nh́n xa xăm, tâm tư trĩu nặng của một thời loạn lạc không thể nguôi quên.
Tác phẩm của điêu khắc gia
Nguyễn Thanh Thu vừa là biểu tượng của người lính, vừa là hiện thân của một thời đại, một khúc ngoặt định mệnh trong lịch sử dân tộc Việt.
Người lính không đứng trong tư thế chiến đấu, không hô vang khẩu hiệu mà chỉ ngồi lặng lẽ trên một phiến đá, tay đặt hờ lên cây súng như đang vấn lại một câu hỏi mà không ai trả lời:
"Chúng ta đă mất ǵ, và c̣n lại ǵ?"
Từng đường nét trên gương mặt như được đúc chạm từ kư ức, chứa đựng một nỗi buồn kiêu hănh. Chiếc nón sắt không c̣n là vật che chở mà trở thành một bóng mờ đè nặng kư ức. Bàn tay rắn chắc không c̣n siết chặt cây súng, mà đang buông thơng giữa hai đầu gối, như thể đang ôm lấy một nỗi mất mát không tên nào đó.
Đây chỉ là một phiên bản khác của
"Thương Tiếc". C̣n bức tượng nguyên thủy đă bị kẻ chiến thắng cho lật đổ vào những ngày tháng Tư, 1975, theo định mệnh quê hương và số phận của một thành phố đă bị mất tên. Tác giả của nó, người nghệ sĩ từng tạc nỗi đau vào đá, đă gánh lấy cảnh tù tội và giờ đây, đang thở ra những hơi dốc cuối đời trên giường bệnh.

(Ảnh: UN)
Với ông, có lẽ lúc này đă không c̣n ǵ để sợ bị mất. Nhưng cái mà chúng ta c̣n giữ được là ǵ? Vẫn c̣n là một câu hỏi nhức nhối ḷng người. Phải chăng, mỗi người chúng ta là một phiên bản khác của
"Thương Tiếc", sau 50 năm im tiếng súng, giờ chỉ c̣n tiếng khóc thầm.
Không hô hào, không bi lụy, không lên án cũng không cầu xin,
"Thương Tiếc" là một lời tưởng niệm trong im lặng. Im lặng để lắng nghe tiếng bước chân đồng đội đă không về. Im lặng để nhận diện từng khuôn mặt đă rơi vào vô danh. Im lặng để trái tim người xem tự thốt lên những câu hỏi về giá trị của sự hi sinh, về chiều sâu của nổi khổ đau của dân tộc và về cái đẹp đau đớn của sự thua cuộc mà vẫn giữ được nhân tính cao quư.
Trong khối đá rắn đó,
Nguyễn Thanh Thu đă gửi vào không chỉ là kỹ thuật điêu khắc, mà cả linh hồn của một thế hệ. Một linh hồn không muốn bị lăng quên, cũng không dám quên lăng. Một linh hồn cúi đầu trước bi thương, nhưng ngẩng lên bằng nhân phẩm.
Bức tượng này, v́ thế, không phải để cho mọi người chiêm ngưỡng, mà dành để cho chúng ta, những người từng góp mặt trong cuộc chơi, sẽ cúi đầu!