Tại địa điểm khai quật Kerameikos, nơi từng là nghĩa trang chính của thành phố Athens, các chuyên gia đă t́m thấy 30 tấm bia khắc lời nguyền. Nội dung các tấm bia nguyền rủa kẻ thù của người Hy Lạp trước và sau khi chết.
Các nhà khảo cổ có một khám phá quan trọng tại địa điểm khai quật Kerameikos, nơi từng là nghĩa trang chính của thành phố Athens, Hy Lạp. Tại đây, họ t́m thấy 30 tấm bia khắc lời nguyền trong một cái giếng sâu khoảng 11,6m, có niên đại khoảng 2.500 năm. Ảnh: Jutta Stroszeck/German Archaeological Institute.
Giới chuyên gia cũng t́m thấy một số hiện vật khác của người Hy Lạp cổ đại bao gồm b́nh pha rượu, nồi nấu ăn, nồi đất sét lấy nước, hiện vật bằng gỗ...
Jutta Stroszeck, Giám đốc cuộc khai quật ở Kerameikos thuộc Viện Khảo cổ học Đức tại Athens cho hay những tấm bia khắc lời nguyền nhằm "triệu hồi các vị thần của thế giới ngầm" để mang lại điều xui xẻo cho bất kỳ ai bị nguyền rủa.
Dựa trên các văn bản cổ được t́m thấy ở Síp vào những năm 1930, lời nguyền khác nhau tùy thuộc vào việc nạn nhân c̣n sống hay đă chết. Để nguyền rủa kẻ thù c̣n sống, người ta cần đặt bùa chú vào bên trong ngôi mộ của một người mới chết yểu hoặc chết trong hoàn cảnh bất ngờ. Những xác chết như vậy thường là những người chưa lập gia đ́nh, thương vong trong chiến tranh hoặc trẻ em.
Theo quan niệm của người xưa, nhóm đối tượng trên không thể hoàn thành "ṿng đời trọn vẹn" nên có thể mang lời nguyền từ thế giới người sống xuống thế giới bên kia.
Demetrios xứ Phaleron, người cai trị thành phố từ năm 317 trước Công nguyên đến năm 307 trước Công nguyên, đă ban hành một luật mới liên quan đến việc quản lư lăng mộ, trong đó cấm cư dân bỏ lời nguyền vào mộ của người khác.
Người Hy Lạp cổ đại coi bùa chú và phép thuật là một phần của nghệ thuật đen tối. V́ vậy, luật lệ do Demetrios xứ Phaleron ban hành có thể nhằm mục đích ngăn cản mọi người thực hành nó. Dù vậy, một số người vẫn tạo ra những tấm bia để nguyền rủa ai đó.
Đối với người Hy Lạp cổ đại, nước là thiêng liêng và là sự kết nối trực tiếp với thế giới ngầm. Tuy nhiên, nước được cho là được bảo vệ bởi các tiên nữ. Những nàng tiên này có thể trở nên rất tinh quái, tức giận khi bị đối xử tệ. Vậy nên, để xoa dịu các nàng tiên khi thả các tấm bia nguyền rủa xuống giếng, người Hy Lạp cũng sẽ thả thêm lễ vật.
Người Hy Lạp thời cổ đại tạo ra các tấm bia khắc lời nguyền v́ nhiều lư do như: tiền bạc, cơ hội, t́nh yêu, oán hận... Lời nguyền thường được viết bởi những người chuyên nghiệp và thường được thực hiện một cách kín đáo, bí mật.